Dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị

Rối loạn nhịp tim là bệnh tim mạch phổ biến ở mọi độ tuổi. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, sức khỏe thậm chí gây tử vong. Dưới đây là các dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị

1. Hiểu về tần số tim và bệnh rối loạn nhịp tim

Tần số tim là số nhát bóp của tim trong vòng 1 phút. Tần số tim dao động từ 60 – 100 lần/phút được xem là bình thường. Tần số tim có thể dao động khá nhiều do nhiều yếu tố tác động. Sau khi ăn no, chạy hoặc khi tức giận, hồi hộp tần số tim có thể tăng hơn bình thường (>100 lần/phút). Khi ngủ tần số tim cũng có thể chậm hơn bình thường (

Vậy rối loạn nhịp là gì? Nhịp tim rối loạn là tình trạng tần số tim quá nhanh, quá chậm hoặc có ổ phát nhịp khác ngoài nút xoang khiến nhịp tim có sự thay đổi. Hệ thống dẫn truyền nhịp trong tim bị tổn thương khiến tim co bóp không đồng đều, làm suy giảm chức năng tim mạch cũng là một dạng rối loạn nhịp.

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị

Rối loạn nhịp tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau và gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh

2. Các dấu hiệu rối loạn nhịp tim ai cũng cần biết

Một số trường hợp người bị rối loạn nhịp không có triệu chứng nổi bật đặc biệt là bệnh lý rối loạn nhịp mãn tính khiến cho người bệnh khó nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra một số triệu chứng đặc trưng bạn cần chú ý, bao gồm:

2.1. Đánh trống ngực – dấu hiệu rối loạn nhịp tim điển hình

Đây là triệu chứng hay gặp đối với người có nhịp tim rối loạn. Bệnh nhân miêu tả thường xuyên có cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực kèm cảm giác hụt hơi, đôi khi thấy tim ngừng đập rồi đập mạnh trở lại.

2.2. Cảm giác đột ngột xuất hiện cơn khó thở và cảm thấy khó chịu ở ngực

Khó thở cũng là triệu chứng khá phổ biến trong nhóm bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên cơn khó thở do rối loạn nhịp thường kéo theo tim đập không đều, xen lẫn cảm giác hồi hộp. Bệnh nhân có thể cảm thấy tức nặng, như có vật đè nặng lên phần ngực. Cơn khó thở thường xuyên và nghiêm trọng hơn có thể gợi ý bạn đang bị rối loạn nhịp nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái kéo dài

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị

Đừng chủ quan khi thấy biểu hiện khó thở kèm đau tức vùng ngực – đây là triệu chứng cảnh báo nhịp tim bị rối loạn

2.3. Chóng mặt – dấu hiệu rối loạn nhịp tim thường gặp

Người bị nhịp tim rối loạn thường bị chóng mặt kèm cảm giác choáng váng, nhìn mọi vật xung quanh quay vòng. Thỉnh thoảng người bệnh cảm giác mất cân bằng, hoa mắt.

2.4. Ngất xỉu – triệu chứng báo hiệu rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm

Ngất là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đã chuyển biến nguy hiểm. Đây cũng là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm bới có thể xảy ra chấn thương, tai nạn trong khi người bệnh di chuyển.

3. Rối loạn nhịp tim có phải là bệnh nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp có nhiều loại, mỗi loại có nguyên nhân và gây ra triệu chứng khác nhau. Không phải tất cả trường hợp rối loạn nhịp tim đều nguy hiểm nhưng đây là nguyên nhân dẫn đến tổn thương cơ tim, suy tim và những biến chứng gây tử vong hàng đầu.

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây.

3.1. Đột quỵ

Nhịp tim nhanh, chậm bất thường làm tăng nguy cơ hình thành nên các cục máu đông trong máu, chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Khi cục máu đông đi lên não, đi vào các mạch máu nhỏ gây tắc nghẽn lưu thông máu. Hậu quả khi máu không được cấp đủ lên não là đột quỵ. Đột quỵ kéo dài càng lâu thì lượng tế bào não chết càng nhiều và không có khả năng hồi phục.

3.2. Rối loạn nhịp gây suy tim

Rối loạn nhịp xảy ra trong thời gian dài làm suy giảm khả năng bơm máu của tim. Tim không được nuôi dưỡng hiệu quả dễ kéo theo tình trạng suy tim.

3.3. Biến chứng khác do tắc mạch

Nhịp tim rối loạn làm hình thành cục máu đông còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

– Nhồi máu lách

– Nhồi máu thận

– Tắc mạch gây hoại tử chi

– Nhồi máu mạc treo

3.4. Giảm khả năng gắng sức, hạn chế sinh hoạt hàng ngày

Để vận động, đi lại và thực hiện các hoạt động trong ngày, cơ thể cần được cung cấp máu có oxy liên tục. Nếu nhịp tim không đều, tim không đáp thể bơm đủ máu đến các bộ phận khác khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, không thể sinh hoạt như bình thường.

3.5. Đột tử

Một số loạn nhịp tim không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng chỉ thoáng qua nên người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên khi loạn nhịp trở nặng có thể trở thành nguyên nhân gây đột tử.

4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lý nhịp tim rối loạn?

Bệnh không phân biệt độ tuổi, giới tính tuy nhiên sẽ phổ biến hơn ở các đối tượng sau:

– Người trên 60 tuổi có khả năng mắc bệnh rối loạn nhịp do tác động của quá trình lão hóa.

– Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, lên tới 70%.

– Những người sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với các chất bụi bẩn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Những người có người thân từng bị rối loạn nhịp hoặc mắc các bệnh lý tim mạch di truyền cũng có khả năng cao mắc bệnh.

– Uống rượu thường xuyên, hút thuốc nhiều là những thói quen xấu gây ra tình trạng tim đập không đều.

Ngoài ra, bệnh nhịp tim rối loạn còn có thể do một số nguyên nhân như:

– Bệnh động mạch vành

– Cao huyết áp

– Bệnh cường giáp – tuyến giáp hoạt động quá mức cho phép

– Bệnh suy giáp – tuyến giáp hoạt động quá kém

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế cho tim

– Bệnh đái tháo đường

5. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim?

– Xây dựng lối sống lành mạnh và tốt cho tim mạch là cách để ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp.

– Ăn uống đủ chất với thực đơn nhiều rau xanh, trái cây. Tăng cường nhóm chất tốt cho tim mạch và hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều muối và dầu mỡ.

– Duy trì hoạt động thể dục, thể thao đều đặn với môn thể thao phù hợp thể trạng. Nên chọn môn tập vừa với sức để tránh gây áp lực cho tim.

– Duy trì cân nặng hợp lý cũng là cách để phòng ngừa bệnh tim và rất nhiều bệnh lý khác.

– Không hút thuốc lá và thuốc lá điện tử để bảo vệ sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

– Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn ở mức tối đa.

– Cân bằng cảm xúc để tránh bị căng thẳng, lo lắng, bức xúc trong thời gian dài.

– Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để tránh tác dụng phụ lên tim.

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình và những thông tin quan trọng cần biết

Thực đơn ăn uống lành mạnh luôn là chìa khóa dẫn đến một sức khỏe bền bỉ, cơ thể dẻo dai

Rối loạn nhịp tim cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các di chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Ngay khi có dấu hiệu rối loạn nhịp tim, hãy đến ngay khoa Tim mạch tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *