Bệnh xơ vữa động mạch vành ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
Bạn đang đọc: Bệnh xơ vữa động mạch vành biến chứng nguy hiểm không?
1. Tìm hiểu về bệnh xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là các mạch máu có nhiệm vụ lưu thông máu đến tim. Động mạch vành được lót bởi nội mô, là lớp tế bào mỏng giúp máu di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên lớp nội mô có thể tổn thương do tác động của chất béo, cholesterol cao, do người bệnh hút thuốc lá, hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp…
Khi lớp nội mô bị tổn thương sẽ dễ hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến thành mạch bị xơ cứng, lòng mạch bị thu hẹp. Các mảng bám này là cholesterol, canxi cũng như các chất dịch khác có trong máu.
Khi các mảng xơ vữa còn ít, các mạch máu còn mềm mại, quá trình lưu thông máu và hoạt động của tim không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, theo thời gian, các mảng bám này lớn dần, lòng mạch sẽ bị thu hẹp nhiều hơn và thành mạch bị mất tính đàn hồi. Do đó, lượng máu và oxy sụt giảm, tim phải làm việc nhiều hơn, gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành và nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Bệnh xơ vữa động mạch vành do sự tích tụ các mảng xơ vữa trong thành mạch
2. Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch vành là gì?
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của chứng xơ vữa động mạch vành. Triệu chứng này có thể chia làm 2 dạng cụ thể là:
2.1. Đau ngực có thể giảm khi nghỉ ngơi
Các cơn đau tương tự trong mỗi lần xuất hiện. Đau thường xảy ra khi bệnh nhân làm việc gắng sức, leo cầu thang, chơi thể thao, căng thẳng tâm lý… Cơn đau này thường giảm dần mức độ khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.
Các biểu hiện thường thấy là:
– Đau, khó chịu, cảm giác đè nặng ở ngực, phía dưới xương ức
– Đau lan ra hàm, cổ, lưng và cánh tay
– Mệt mỏi, khó thở, buồn nôn…
– Căng thẳng, lo âu
2.2. Đau ngực đột ngột và dai dẳng
Người bệnh thường gặp những cơn đau ngực đột ngột và dai dẳng. Đau xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi, khi bị stress hoặc thay đổi thời, nhất là vào nửa đêm về sáng. Cơn đau thường kéo dài trên 15 phút, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi và không đáp ứng thuốc giãn mạch.
Sự nứt vỡ các mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ nhiều và đột ngột sẽ gây tắc toàn mạch. Do đó, lượng máu đến cơ tim giảm đột ngột dẫn tới hoại tử vùng cơ tim, gây ra nhồi máu cơ tim.
Người bệnh có cảm giác như tim bị bóp chặt, đè nén ở lồng ngực. Cơn đau có thể xảy ra trong một vài phút, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhồi máu cơ tim không đau ngực, nên người bệnh không thể phát hiện sớm.
3. Xơ vữa động mạch vành biến chứng nguy hiểm không?
3.1. Phình mạch
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh xơ vữa động mạch vành. Phình mạch là hiện tượng tăng kích thước động mạch chủ và sự biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến mạch căng ra và dễ bị vỡ.
Biến chứng phình mạch có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức do bị mất máu cấp. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, da nhợt nhạt và hạ huyết áp.
3.2. Bệnh xơ vữa động mạch vành gây đột quỵ
Đây là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh xơ vữa động mạch vành thường gặp phải. Các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến thiếu máu lên não. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể liệt nửa người. Tuy nhiên nếu trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tử vong.
3.3. Nhồi máu cơ tim
Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra do các mảng xơ vữa tích tụ ở thành mạch bị vỡ ra, hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông khiến lòng mạch bị tắc nghẽn, ngăn máu đi khắp cơ thể. Điều này dẫn tới rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Sau khi lên cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ xuất hiện các mô sẹo. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhịp tim nhanh. Hiện tại, có gần 90% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mắc chứng tim nhanh này.
Nhồi máu cơ tim là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Theo nghiên cứu, khoảng 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong trước khi can thiệp chữa trị kịp thời. Tỷ lệ người bệnh tái phát sau 1 năm cũng ở mức cao.
-
Tìm hiểu thêm: Thông tin về những người có nguy cơ đột quỵ cao
Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời
3.4. Bệnh xơ vữa động mạch vành dẫn tới suy tim
Suy tim là bệnh lý mạn tính, khi đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu cấp máu và oxy cho toàn cơ thể. Tim suy yếu sẽ gây khó khăn cho hoạt động bơm máu, khiến người bệnh thấy khó thở và mệt mỏi.
4. Chẩn đoán xơ vữa thế nào?
Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
– Xét nghiệm máu: Có thể áp dụng trong một số trường hợp.
– Điện tâm đồ: Giúp kiểm tra tình trạng rối loạn nhịp tim.
– Siêu âm tim: Phát hiện sự rối loạn vận động, đánh giá chức năng của tâm thất trái và các bệnh lý tổn thương van tim để phân biệt với các bệnh khác.
– Chụp CT hoặc MRI: Xác định chính xác động mạch vành bị hẹp, tắc.
-
>>>>>Xem thêm: Nhận biết tăng huyết áp sớm để điều trị hiệu quả
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác nhất hiện nay
5. Phương pháp điều bệnh
Một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng xơ vữa ở mạch vành. Đó là:
– Thuốc giảm cholesterol như statin, axit fibri
– Thuốc chống đông máu aspirin
– Thuốc chẹn beta
– Thuốc lợi tiểu giảm huyết áp
– Thuốc ức chế men chuyển nhằm ngăn ngừa hẹp động mạch
Lưu ý, đây chỉ là các loại thuốc thường được sử dụng và chỉ mang tính chất tham khảo. Trong từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp để vừa cải thiện bệnh, vừa tránh tác dụng phụ của thuốc.
Đặc biệt, những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị khác. Các phương pháp điều trị sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch vành.
Tóm lại, khi mắc bệnh xơ vữa động mạch vành, sự chủ động thăm khám và thay đổi lối sống rất quan trọng, giúp người bệnh điều trị hiệu quả và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Đừng chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể, để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.