Bệnh lỗ hoàng điểm (LHĐ) là một bệnh lý diễn ra khá phổ biến, gây suy giảm thị lực từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng. Trước kia, bệnh lý này được các nhà nhãn khoa coi là một bệnh khó, cả về mặt chẩn đoán cũng như là điều trị. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật hiện đại, lỗ hoàng điểm đã có thể được chẩn đoán chính xác và hoàn toàn có khả năng điều trị thành công bằng phẫu thuật.
Bạn đang đọc: Bệnh lỗ hoàng điểm là gì? Phương pháp điều trị là gì?
1. Bệnh lỗ hoàng điểm là gì?
Bệnh lỗ hoàng điểm là một dạng lỗ mở vòng tròn toàn bộ chiều dày của vùng trung tâm hoàng điểm. Hầu hết các trường hợp lỗ hoàng điểm là nguyên phát xảy ra do sự bất thường co kéo dịch kính hoàng điểm, hoặc có thể thứ phát sau khi người bệnh bị chấn thương, cận thị, tia xạ, đã từng trải qua phẫu thuật mắt,… Bệnh lý này đã được biết đến từ cuối thế kỷ 19, tuy nhiên các nhà nhãn khoa mới thực sự quan tâm nhiều hơn sau khi mà Kelly và Wendel (1991) đã báo cáo thực hiện thành công cuộc phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ hoàng điểm.
Có thể bạn chưa biết:
– Hoàng điểm là một bộ phận ở trung tâm võng mạc, có hình dạng bầu dục với kích thước rộng khoảng 3mm, nằm ở phía bên ngoài đĩa thị. Màu sắc của hoàng điểm nhìn sẫm màu hơn so với võng mạc vì ngoài tế bào biểu mô sắc tố thì ở đó còn có nhiều sắc tố màu vàng (Xanhthoill).
– Trung tâm của hoàng điểm là một chỗ lõm xuống. Vùng hoàng điểm chỉ bao gồm tế bào gậy và tế bào nón, là nơi cho thị lực cao nhất và rõ nét nhất. Hoàng điểm (điểm vàng) đóng vai trò giúp cho mắt nhìn rõ, giúp chúng ta có thể đọc sách và lái xe. Hố trung tâm chính là vùng vô mạch, có kích thước rộng khoảng 0,5mm. Bộ phận này trao đổi chất đều dựa vào lớp biểu mô sắc tố.
– Lỗ hoàng điểm sẽ xảy ra khi mà có một vết rách nhỏ bên trong hoàng điểm. Khi bị lỗ hoàng điểm sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực tùy vào mức độ tổn thương.
Bệnh lỗ hoàng điểm là một dạng lỗ mở vòng tròn toàn bộ chiều dày của vùng trung tâm hoàng điểm
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lỗ hoàng điểm là gì?
2.1 Lỗ hoàng điểm nguyên phát
Các giả thiết được đưa ra về bệnh học lỗ hoàng điểm nguyên phát như là:
– Quá trình co kéo giữa dịch kính và hoàng điểm.
– Từ nang hoàng điểm.
– Sự co kéo của vỏ dịch kính trước hoàng điểm.
2.2 Lỗ hoàng điểm do chấn thương
Lỗ hoàng điểm xảy ra sau chấn thương là do sự co kéo đột ngột ở phía bề mặt phân cách dịch kính võng mạc, gây nên sự chấn động võng mạc, dẫn đến tình trạng gãy đoạn các tế bào cảm thụ ánh sáng và hình thành lỗ hoàng điểm. Chấn thương có thể gây ra vết nứt nhỏ ở vùng hoàng điểm rồi sau đó phát triển thành lỗ hoàng điểm.
Với sự hình thành lỗ hoàng điểm do nguyên phát sẽ thường xảy ra qua một quá trình kéo dài từ vài tuần cho đến nhiều tháng.Tuy nhiên, lỗ hoàng điểm hình thành nên do chấn thương diễn ra nhanh hơn.
Lỗ hoàng điểm có khả năng xảy ra do mắt bị tổn thương sau chấn thương, với thời gian bùng phát nhanh hơn so với lỗ hoàng điểm nguyên phát
2.3 Một số nguyên nhân khác
– Cận thị nặng: Đối với những bệnh nhân bị cận thị nặng có thể xuất hiện bong dịch kính sau sớm hơn, gây ra lỗ hoàng điểm. Nguy cơ hình thành lỗ hoàng điểm sẽ tăng lên theo mức độ tiến triển của cận thị, có thể sẽ liên quan với bong võng mạc hoặc là tách lớp võng mạc cận thị. Bong võng mạc có thể có tỷ lệ phát triển cao hơn khi có giãn lồi hậu cực và trục nhãn cầu có kích thước dài từ 30mm trở lên.
– Màng trước võng mạc: Với sự co kéo tiếp tuyến của màng trước võng mạc có thể hình thành nên lỗ hoàng điểm, nhưng với đa số trường hợp màng trước võng mạc chỉ dẫn đến hiện tượng lỗ lớp hoàng điểm.
– Phù hoàng điểm dạng nang: Tình trạng này khi tiến triển với thời gian kéo dài cũng có thể gây lỗ hoàng điểm.
– Do người bệnh bị ảnh hưởng của tia laser hoặc do tác dụng của dòng điện.
– Do độ tuổi: Lỗ hoàng điểm là bệnh lý liên quan đến tốc độ lão hóa và thường xảy ra đối với những người trên 60 tuổi. Bệnh lý này không gây ra cảm giác đau và cũng có thể xảy ra mà không báo trước. Bệnh thường sẽ chỉ xảy ra ở một mắt, khoảng 10% người bệnh có mắt thứ hai cũng mắc phải. Lỗ hoàng điểm là bệnh sẽ không không dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn bởi vì thị lực ngoại vi không bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Cắt kính cận mất bao nhiêu tiền
Những người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc phải lỗ hoàng điểm hơn do tốc độ lão hóa
3. Phương pháp điều trị bệnh lỗ hoàng điểm
Lỗ hoàng điểm sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải bơm khí vào phale thể. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải nằm ở tư thế úp mặt xuống từ một đến hai tuần để cho bong bóng khí ép lên hoàng điểm. Khi đó, mắt của người bệnh sẽ được làm đầy tự nhiên bằng chất dịch. Tỉ lệ thành công sau khi phẫu thuật giúp cải thiện thị lực là từ 60 – 80% tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.
Để điều trị lỗ hoàng điểm thì phẫu thuật là phương pháp được chỉ định nhiều nhất
3.1 Chuẩn bị trước phẫu thuật
Để tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị máy móc như là: kính hiển vi phẫu thuật, hệ thống chiếu sáng, máy cắt dịch kính, lăng kính tiếp xúc,… Sau đó, sẽ chuẩn bị thêm như là dịch truyền, khí bơm nội nhãn.
3.2 Quá trình tiến hành phẫu thuật
– Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cạnh nhãn cầu hoặc có thể dùng thêm tiền mê toàn thân.
– Với những người trên 60 tuổi thường sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị cùng với phẫu thuật Phaco. Bởi vì, nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, sau khi phẫu thuật cắt dịch kính, tỷ lệ xuất hiện tình trạng đục thể thủy tinh lên đến 80% sau 2 năm. Do đó, bác sĩ sẽ thường chỉ định mổ kết hợp cùng một lúc.
– Tiến hành phẫu thuật
– Thực hiện bước trao đổi khí dịch, sau đó bơm khí nở vào buồng dịch kính
– Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được tra mỡ kháng sinh, băng mắt.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, bên cạnh việc nằm theo tư thế úp xuống thì người bệnh thực hiện một số thói quen sinh hoạt để bảo vệ mắt như là: mang kính bảo hộ cho mắt khi chơi thể thao, kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ nếu như bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường và thường xuyên khám mắt nếu như bạn là đối tượng cao có nguy cơ mắc phải bệnh lỗ hoàng điểm.
>>>>>Xem thêm: Ưu điểm phẫu thuật Phaco trong điều trị đục thủy tinh thể
Với những người trên 60 tuổi thường sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị lỗ hoàng điểm kết hợp cùng với phẫu thuật Phaco
Bệnh lỗ hoàng điểm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến mắt, nhất là đối với những người từ 60 tuổi trở lên. Chính vì vậy, nếu như cảm thấy thị lực có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng hoặc xảy ra những bất thường ở mắt, người bệnh cần lựa chọn địa điểm thăm khám uy tín cũng như bác sĩ nhãn khoa trình độ chuyên môn cao để tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh, giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.