Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Viêm kết mạc dị ứng được xem là một bệnh lý thường gặp của kết mạc, bao gồm những phản ứng viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên hoặc các chất làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng phản ứng, giải phóng các chất gây ngứa, giãn mạch. Bệnh lý này không gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe người bệnh nhưng nếu như không được điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Bạn đang đọc: Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

1. Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý xảy ra khi mắt tiếp xúc với một dị nguyên gây kích thích kết mạc. Giống như tất cả các bệnh dị ứng khác, bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định một chất vô hại như là một chất gây nên dị ứng. Điều này làm cho hệ thống miễn dịch bị phản ứng quá mức và sản xuất các kháng thể, có tên gọi là globulin miễn dịch (IgE). Những kháng thể này di chuyển đến các tế bào và giải phóng ra các hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng.

Các phản ứng của mắt khi bị dị ứng bao gồm chảy nước mắt, có cảm giác ngứa, đau, đỏ hoặc sưng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm kết mạc dị ứng như là yếu tố dị ứng theo mùa theo mùa như là phấn hoa hay bào tử nấm mốc. Những người dễ bị viêm mũi dị ứng theo mùa thường nhận thấy các triệu chứng của họ sẽ trầm trọng hơn khi đi ngoài trời hay vào những ngày có lượng phấn hoa cao.

Các yếu tố dị ứng trong nhà như hạt bụi và lông động vật nuôi cũng có thể gây dị ứng mắt quanh năm. Những người dị ứng loại này có thể nhận thấy được các triệu chứng xấu đi trong thời gian hoạt động nhất định, chẳng hạn như là dọn dẹp nhà hay chải chuốt thú vật nuôi.

Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý xảy ra khi mắt tiếp xúc với một dị nguyên gây kích thích kết mạc

1.1 Phân biệt các loại viêm kết mạc dị ứng

Để đưa ra được các phương pháp điều trị viêm kết mạc dị ứng hiệu quả và chính xác nhất thì người ta đã phân thành các nhóm riêng biệt như là:

– Viêm kết mạc dị ứng cấp: Tình trạng này xảy ra do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đôi khi cùng lúc sưng phù làm cho người bệnh rơi vào cảm giác hoang mang, lo sợ, tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài chỉ trong vài giờ và thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

– Viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Tình trạng này có xu hướng xảy ra nặng hơn theo mùa (thường vào mùa xuân hay hè của các nước có khí hậu ôn đới) hoặc có thể xuất hiện quanh năm và đi kèm theo viêm mũi dị ứng.

– Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân: Đây là một thể bệnh dị ứng đặc biệt, thường xuất hiện ở đối tượng trẻ trai từ 5 – 7 tuổi, có tiền sử bị chàm, tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh lý này có thể gây nên tổn thương giác mạc và nguy hiểm hơn và gây ảnh hưởng thị lực.

– Dị ứng kết – giác mạc: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người trưởng thành, đã từng có tiền sử mắc bệnh chàm hay hen suyễn. Viêm kết mạc dị ứng thể này thường biểu hiện quanh năm, ngoài kết mạc, khu vực dị ứng còn gây ra tổn thương mi mắt (mắt bị sưng, vảy da mi, sừng da mi) và tổn thương giác mạc kèm theo làm giảm thị lực.

– Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ: Đây là tình trạng dị ứng xuất hiện do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc mi với những dị vật như là kính áp tròng, mắt giả,… gây tổn thương ở dạng nhú to tại vùng mi mắt có thể thấy được qua thăm khám trên lâm sàng.

Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Các loại viêm kết mạc dị ứng như: dị ứng theo mùa, dị ứng cấp, dị ứng mùa xuân, dị ứng kết – giác mạc, dị ứng nhú gai khổng lồ

1.2 Biến chứng của viêm kết mạc dị ứng

Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng mặc dù bản chất không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nếu như người bệnh không phát hiện và điều trị đúng theo chỉ định thì có thể sẽ gây nên những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như là loét giác mạc và giảm thị lực.

– Loét giác mạc:  Đây là biến chứng đầu tiên nếu như không điều trị viêm kết mạc dị ứng hiệu quả. Khi bị viêm loét giác mạc người bệnh sẽ nhìn thấy mắt có dấu hiệu bị đỏ, đôi khi sưng nề, có cảm giác lộm cộm, đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và rất khó mở mắt. Thị lực có người bệnh có xu hướng giảm dần, với trường hợp nặng mắt dường như mất thị lực và chỉ còn cảm nhận được ánh sáng. Nguy hiểm hơn nữa, khi bị loét giác mạc còn có thể gây viêm nội nhãn, tức là tình trạng nhiễm trùng lan tỏa ra phần sau của nhãn cầu. Đây là một biến chứng vô cùng nặng và khó điều trị để bảo tồn được nhãn cầu, có thể gây teo nhãn cầu.

– Giảm thị lực:Khi vùng viêm kết mạc dị ứng bị nhiễm trùng sẽ rất dễ lây lan, làm suy giảm thị lực và gây ra triệu chứng mỏi mắt. Nó sẽ khiến cho mắt của người bệnh cảm thấy khó khăn khi muốn tập trung nhìn vào các vật thể, đặc biệt là mắt của người bệnh sẽ khó để có thể tập trung khi chuyển tầm nhìn mắt từ khoảng cách này sang khoảng cách khác. Đồng thời nó cũng sẽ gây ra tình trạng đau rát mắt và khi tình trạng này trở nên xấu đi sẽ gây ra hiện tượng khô rát, mờ mắt, tầm nhìn dần bị suy giảm. Tuy nhiên, viêm kết mạc dị ứng sẽ không nghiêm trọng và không gây hại bất kỳ vấn đề cho thị lực nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Tròng kính cận: Cấu tạo, quy trình cắt và những lưu ý lựa chọn

Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Khi bị viêm kết mạc dị ứng nếu như không được điều trị có khả năng dẫn đến suy giảm thị lực và loét thị giác

2. Những triệu chứng khi kết mạc bị dị ứng dễ nhận biết nhất

2.1. Với viêm kết mạc dị ứng cấp

Khi bị viêm kết mạc dị ứng cấp, người bệnh sẽ có biểu hiện lâm sàng như là:

– Mắt bị đỏ, lộm cộm như có cát trong mắt và có nhiều ghèn mắt. Mắt sẽ thường đỏ một mắt trước, sau đó mới dần lan qua mắt thứ hai.

– Gỉ mắt chảy có thể có màu trong hoặc màu vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

– Hai mi mắt có dấu hiệu sưng nề, mọng, đỏ do cương tụ mạch máu ở vùng mắt. Một số trường hợp có thể bị xuất huyết dưới kết mạc hoặc là có giả mạc. Khi giả mạc xuất hiện thường gây ra những tổn thương trên giác mạc làm cho mắt bị đau nhức, nhìn mờ, cảm thấy sợ ánh sáng và có thể gây giảm thị lực sau này.

– Một số trường hợp khác còn có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, bị sốt nhẹ, viêm mũi họng, nổi hạch ở trước tai, mỗi khi nuốt nước bọt cảm thấy đau ở họng.

2.2 Với viêm kết mạc dị ứng mạn tính

Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của viêm kết mạc mạn tính bao gồm:

– Bị đỏ ở một hoặc cả hai mắt

– Cảm giác ngứa xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt

– Cùng với đó mủ hoặc chất dịch ở một hoặc cả hai mắt tạo thành một lớp màng trong khi bạn đang ngủ ban đêm và bạn sẽ cảm thấy khó để có thể mở mắt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Mắt đỏ, cảm giác ngứa xuất hiện ở một hoặc hai mắt là những triệu chứng đầu tiên của viêm kết mạc

3. Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Việc điều trị viêm kết mạc dị ứng không phải là một việc quá khó, hầu hết bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cùng với thuốc nhỏ mắt phù hợp là đã có thể điều trị được dứt điểm, rất hiếm trường hợp cần phải phẫu thuật.

Như phần trên chúng ta đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc kết mạc bị dị ứng. Cho nên,việc quan trọng đầu tiên để có thể điều trị được hiệu quả đó là bạn cần phải thăm khám bác sĩ chuyên Khoa để nắm được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Bạn không nên chủ quan là tự ý sử dụng những sản phẩm thuốc đang bày bán ngoài thị trường mà không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, khi kết mạc bị dị ứng thì vùng dị ứng rất dễ lây lan sang những bộ phận lân cận. Vì thế, nếu như sử dụng thuốc không phù hợp có thể sẽ làm tăng nguy cơ làm ảnh hưởng những bộ phận khác.

Làm thế nào có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng?

>>>>>Xem thêm: Giải thích tình trạng sụp mí sau cắt mí

Hệ thống Y tế Thu Cúc – Địa chỉ khám Mắt uy tín, chất lượng

Hy vọng rằng, sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được viêm kết mạc là gì và làm sao có thể điều trị viêm kết mạc dị ứng đúng cách. Có thể thấy rằng, đây không phải là tình trạng bệnh lý quá nguy hiểm làm nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu như bạn không biết cách điều trị đúng sẽ dễ dàng khiến cho tình trạng trở nên xấu hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của thị lực.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *