Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại những di chứng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời nếu không điều trị kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (Mỹ), khoảng 15% những người sống sót sau bệnh viêm màng não mô cầu sẽ mắc phải các khuyết tật như điếc, tổn thương não, và các vấn đề về thần kinh. Dưới đây là những điều cần biết về các triệu chứng của bệnh viêm màng não não mô cầu và cách thức để ngăn chặn và xử lý nó.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh viêm màng não mô cầu
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu là gì?
Vi khuẩn Neisseria meningitidis chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm màng não mô cầu.
Vi khuẩn Neisseria meningitidis chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm màng não mô cầu. Viêm màng não mô cầu là bệnh viêm màng não do vi khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em và thiếu niên, phổ biến thứ hai ở người lớn.
Vi khuẩn viêm màng não mô cầu có thể gây ra nhiễm trùng trong một phần của cơ thể – da, đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Các vi khuẩn này sau đó có thể lây lan qua dòng máu đến hệ thần kinh, gây ra bệnh viêm màng não mô cầu. Vi khuẩn cũng có thể thâm nhập trực tiếp vào hệ thống thần kinh sau chấn thương nghiêm trọng ở đầu, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng.
Nguy cơ bị viêm màng não mô cầu tăng khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên trong thời gian gần đây. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng có nguy cơ cao.
Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu có thể thay đổi theo từng trường hợp, trong đó phổ biến nhất là:
- Sốt cao đột ngột
- Nặng đầu, đau đầu dai dẳng
- Cứng cổ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Buồn ngủ hoặc khó đánh thức
- Đau khớp
- Lú lẩn hoặc những thay đổi về tâm thần khác
Tìm hiểu thêm: Bệnh quai bị có nguy hiểm không?lây theo đường hô hấp
Sốt cao đột ngột là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm màng não mô cầu.
Phát ban đỏ ở da hoặc da chuyển màu tím là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cần theo dõi. Nếu khi bấm tay da không chuyển sang màu trắng, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu – một tình trạng đòi hỏi phải cấp cứu ngay.
Các triệu chứng khác của viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu có thể bao gồm:
- Trẻ có thóp phồng
- Trẻ khóc the thé hoặc rên rỉ
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị co giặt, co cứng người
- Cáu gắt
- Thở nhanh
- Ngủ lịm hoặc buồn ngủ quá mức
- Da loang lổ, nhợt nhạt hoặc xanh tái
- Run rẩy, bàn tay hoặc bàn chân lạnh
-
Co giật
Điều trị bệnh viêm màng não cầu như thế nào?
Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc kéo theo những biến chứng nghiêm trọng như ổn thương não, liệt, hoại tử, hoặc điếc. Để không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc này, điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng. Đừng chần chừ, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Tới bệnh viện hoặc gọi cấp cứu nếu:
- Phát hiện thấy bản thân có triệu chứng viêm màng não mô cầu
- Các triệu chứng không cải thiện cho dù đã điều trị.
- Nghi ngờ đã tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu.
Để điều trị bệnh viêm màng não mô cầu, các bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh như penicillin hoặc ceftriaxone qua đường truyền tĩnh mạch. Người bệnh có thể sẽ phải dùng các thuốc khác để điều trị các vấn đề liên quan đến tăng áp lực dịch não tủy.
Với những người đã tiếp xúc gần gũi với người bệnh viêm màng não mô cầu (qua nước bọt hay dich tiết từ miệng họng), cần phải uống thuốc kháng sinh để ngăn chặn lây nhiễm.
Có vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu không?
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đảm bảo an toàn
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não cầu là cách hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh viêm màng não mô cầu.
Viêm màng não mô cầu là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi đã được điều trị. Đó là lý do tại sao việc phòng ngừa là rất quan trọng. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não cầu là cách hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh này. Tại Việt Nam hiện nay vắc xin phòng não mô cầu typ A và typ C được chỉ định cho tất cả các đối tượng từ 24 tháng tuổi trở nên. Nếu trẻ chưa đuợc tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và phác đồ tiêm phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.