Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì?

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì?

1. Tổng quan về rối loạn nhịp tim

Nhịp tim được điều khiển do nút xoang ở tâm nhĩ phải. Từ đây, các xung điện dẫn truyền đến tâm nhĩ, tâm thất, tạo thành sự co bóp nhịp nhàng ở trái tim. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, khi nghỉ ngơi nhịp tim sẽ từ 60 – 100 nhịp/phút.

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện tạo nhịp tim hoạt động không như bình thường. Lúc này, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc sẽ biểu hiện ở cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực… 

Một vài rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể làm tăng nguy cơ đau tim, dẫn tới bệnh mạch vành, đột quỵ… thậm chí đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vì vậy, người mắc chứng rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì để ổn định nhịp tim là vấn đề rất được quan tâm.

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều

2. Vai trò của chế độ ăn khi bị rối loạn nhịp tim

Theo nghiên cứu, chế độ ăn có vai trò quan trọng không kém các biện pháp ngăn chặn rối loạn nhịp tim khác. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh, tuy nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống là cách chữa bệnh không cần dùng thuốc mà nhiều người có thể áp dụng.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết khi bị rối loạn nhịp tim cần bổ sung những thực phẩm nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, một số thực phẩm nên hạn chế cũng cần được quan tâm. Ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa các tác nhân xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tình trạng bệnh.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng khi bị rối loạn nhịp tim

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn nhịp tim là cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, giúp ổn định nhịp tim. Nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh cần nhớ là:

– Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để hạ cholesterol máu, ổn định đường huyết, giảm huyết áp.

– Dùng nhiều rau củ, trái cây làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

– Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, giàu omega-3, thực phẩm tăng độ bền thành mạch để ổn định nhịp tim.

– Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, rượu bia.

4. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì để cải thiện bệnh?

4.1. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì: Vitamin và khoáng chất

Những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể bao gồm canxi, kali, natri, magie… Đặc biệt, magie có vai trò quan trọng dẫn truyền tín hiệu thần kinh và giúp co cơ tim. Thiếu hụt các khoáng chất này có thể gây ra rối loạn nhịp tim. 

Các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất hỗ trợ tốt cho nhịp tim như: các loại đậu, đậu đen, ngũ cốc, hạt điều, bơ, sữa đậu này, chuối, cải bó xôi, rau lá có màu xanh, sữa ít béo…

4.2. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì: Omega-3

Các loại thực phẩm giàu omega-3 là loại thực phẩm không thể thiếu trong điều trị bệnh lý này. Theo nghiên cứu, omega-3 có tác dụng tốt, giúp giảm nhịp tim, hạ triglycerid máu, chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ tử vong do đột quỵ và đau tim… 

Omega-3 tác động trực tiếp lên khả năng co bóp cơ tim, giúp ổn định nhịp tim, không để nhịp tim tăng cao khi vận động. Tuy nhiên, omega-3 có thể gây tăng nguy cơ chảy máu, nhất là ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu.

Người bệnh nên chọn dùng các thực phẩm giàu omega-3 như cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ, hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt chia, việt quất, súp lơ, cải bó xôi… Người bệnh nên ăn cá hoặc các thực phẩm liên quan đến cá từ 2 – 3 bữa/tuần.

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tim mạch giỏi tại Hà Nội

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh nên ăn cá ít nhất 2-3 bữa trong tuần

4.3. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì: Thực phẩm giàu chất xơ

Trái cây và rau quả giàu chất xơ được đánh giá rất tốt cho tim mạch. Chất xơ khi vào cơ thể sẽ hút đi lượng Cholesterol có hại, từ đó làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim.

Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 800g rau củ và trái cây mỗi ngày sẽ giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm 31% nguy cơ tử vong sớm. Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày nhiều rau, trái cây như cải bó xôi, ớt chuông, măng tây, cà chua, cà rốt, trái cây họ cam quýt, nho, táo… 

Đặc biệt, trong thành phần của quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, với tác dụng hạ huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

4.4. Thực phẩm tăng độ bền cho thành mạch

Tăng huyết áp, mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn tới tổn thương mạch máu, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó, khi điều trị bệnh cho người bị rối loạn nhịp tim nên bổ sung các loại thực phẩm tăng độ bền mạch máu và giảm lượng muối trong chế độ ăn như:

– Các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, giúp giảm stress, chống oxy hóa, chống viêm.

– Giữ tỉ lệ kali/natri trong giới hạn ổn định huyết áp bằng việc bổ sung nước cam, chuối hoặc cà chua…

– Loại bỏ chất béo có hại, giảm lượng đường và tinh bột tinh chế.

5. Rối loạn nhịp tim cần kiêng gì?

Ngoài việc tìm hiểu những thực phẩm nên dùng trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim, người bệnh nên chú trọng kiêng một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh như: 

– Không uống nhiều cafein, chất kích thích có thể gây ra các triệu chứng trầm trọng như khó thở, hồi hộp, tăng nhịp tim, đánh trống ngực… Đáng lo ngại, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm hơn.

– Uống nhiều bia rượu có thể gây tăng huyết áp. Các loại đồ uống chứa cồn nếu sử dụng nhiều cũng sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì và kiêng gì?

>>>>>Xem thêm: Stent mạch vành là gì và quy trình thực hiện

Người bệnh nên thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn nhịp đập tim

Theo khuyến cáo của chuyên gia Tim mạch, người bệnh nên thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Tại các cơ sở y tế uy tín, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng thiết bị, máy móc hiện đại, cho kết quả chính xác. Quá trình điều trị bệnh cũng cần sự hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *