Ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ bằng những xét nghiệm đơn giản.Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể do nhận thức của chị em trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Từ đó giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển.
Bạn đang đọc: Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Nguyên nhân và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư xuất phát từ cổ tử cung – nơi khe hẹp nối âm đạo và tử cung. Cổ tử cung khỏe mạnh sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được hình thành bởi dạng tế bào khác thường gọi là tế bào trụ. hầu hết các trường hợp mắc phải ung thư cổ tử cung ở nữ giới đều là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư thường gặp thứ 2 của ung thư cổ tử cung.
1.1. Nguyên nhân dẫn tới ung thư cổ tử cung
Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây nên ung thư cổ tử cung mà chị em nên nắm rõ:
Virus HPV là loại virus có khả năng lây nhiễm và gây nên các bệnh về sinh dục cho nam và nữ. Đó cũng là lý do dẫn tới nguy cơ cao của bệnh ung thư cổ tử cung. Có khoảng 40 chủng gây nên các bệnh về đường hậu môn và sinh dục. Trong đó, virus HPV nguy cơ thấp gây ra các bệnh mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú… Loại virus HPV nguy cơ cao có khoảng 15 chủng gây ra căn bệnh ung thư.
Nếu bạn có sử dụng chất kích thích, hệ miễn dịch sẽ ngày càng suy giảm, sức đề kháng yếu dẫn tới các tế bào ung thư ngày càng có cơ hội phát triển.
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục sẽ gây nhiều tác dụng phụ và nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khả năng mắc ung thư phổi vì thế mà cũng cao hơn.
Với những đối tượng quan hệ với nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao. Bởi virus HPV lây nhiễm qua đường sinh dục, kể cả nam và nữ đều có khả năng mắc cao.
Dù vậy, nhưng ung thư cổ tử cung xuất phát từ các tổn thương tiền ung thư trước đó. Vậy nên hoàn toàn có thể phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư bằng cách thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.
1.2. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Chị em nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung như:
– Âm đạo chảy máu bất thường.
– Âm đạo chảy máu sau khi quan hệ nam nữ
– Khí hư có màu vàng, mùi khó chịu bất thường đôi khi có lẫn cả máu
– Kỳ kinh nguyệt kéo dài và không đều đặn
– Cơ thể hay mệt mỏi và sụt cân bất thường
Âm đọa chảy máu bất thường là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung
2. Một số cách phòng tránh ung thư cổ tử cung
2.1. Tiêm vaccine ngừa virus HPV
Virus HPV gây ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khách ở đường sinh dục hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, tiêm vắc xin phòng HPV được xem là “vũ khí” ngăn ngừa bệnh lý này đơn giản mà hiệu quả nhất.
Vaccine HPV đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Loại vaccine này đã trải qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh có được ăn chuối tây không?
Vaccine HPV là vũ khí ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
2.2. Thực hiện sàng lọc định kỳ
Các dấu hiệu hiệu ung thư cổ tử cung có thể cảnh báo cơ thể chị em đang mắc căn bệnh này ở giai đoạn muộn. Vì vậy, chị em không nên chờ xuất hiện triệu chứng mới đi thăm khám phụ khoa.
Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung được các bác sĩ thường xuyên chỉ định là xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV. Thực hiện xét nghiệm Pap smear định kỳ có thể giúp tầm soát bệnh từ sớm, giảm nguy cơ bất thường tiến triển thành ung thư. Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/lần.
Phụ nữ từ 30 – 64 tuổi nên thực hiện đồng thời xét nghiệm pap và xét nghiệm HPV 5 năm/lần. Xét nghiệm HPV giúp phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm Pap smear,tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm.
2.3. Sinh hoạt lành mạnh và an toàn
Ngoài 2 cách trên, để không bị nhiễm virus HPV, chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để tăng đề kháng chống lại bệnh ung thư. Chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, A, C giàu chất chống oxy hóa như nghệ, cà chua, cà rốt… để giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.
3. Đối tượng nào cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ?
Đối với việc tầm soát ung thư cổ tử cung thì khoảng thời gian giữa các lần tầm soát, độ tuổi bắt đầu và kết thúc sàng lọc tùy thuộc vào từng đối tượng và thời gian phù hợp
– Nên bắt đầu xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi. Phụ nữ dưới 21 tuổi không bắt buộc thực hiện sàng lọc.
– Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần. Những người thuộc độ tuổi này không cần thiết làm xét nghiệm HPV nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
– Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap kèm với xét nghiệm HPV 5 năm/lần. Hoặc làm riêng xét nghiệm Pap smear 3 năm/lần.
– Phụ nữ trên 65 tuổi đã xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có kết quả không có gì bất thường theo định kỳ trong 10 năm thì không cần tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu và biểu hiện bệnh lao hạch
Từ 21 tuổi chị em nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư cô tử cung
Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ, Thu Cúc TCI đã triển khai các gói khám tầm soát ung thư cùng với các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung mới nhất. Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý ngay từ khi chưa có triệu chứng.Cùng với đội ngũ bác sĩ hàng đầu, trang thiết bị máy móc tân tiến và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Mong qua những thông tin trên, chị em có thể chủ động thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình nha!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.