Men gan tăng cao là dấu hiệu đầu tiên báo gan của bạn đã bị phá hủy và tổn thương. Ngày nay, bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là một tình trạng đáng báo động. Vậy thật ra, men gan tăng cao là cơ thể đang muốn báo động điều gì? Cùng tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Men gan tăng cao: Dấu hiệu bệnh lý bạn không thể phớt lờ
1. Tình trạng men gan tăng cao là gì?
Men gan chính là các enzyme xúc tác gồm Alanin transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Gamma-glutamyl transferase (GGT) và Phosphatase kiềm (ALP). Các enzyme này đảm bảo khả năng gan thực hiện các chức năng thông thường như chuyển hóa chất trong cơ thể.
Lượng men gan trong cơ thể khỏe mạnh luôn ở mức nồng độ dưới 35 UI/L. Men gan tăng cao khi các enzyme trong gan giải phóng và hòa tan với máu. Điều này khiến nồng độ men gan vượt giới hạn, phá hủy các tế bào.
Men gan tăng cao là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm, tổn thương. Có thể đánh giá mức độ bệnh dựa theo chỉ số men gan như sau:
– Nếu chỉ số men gan tăng gấp đôi: Đây là mức hiệu bệnh lý nhẹ
– Nếu tăng gấp đôi đến gấp 5 lần: Đây là mức hiệu bệnh lý trung bình
– Nếu tăng trên 5 lần: Đây là mức hiệu bệnh lý nặng
- Men gan tăng cao là bệnh lý có xu hướng trẻ hóa khi càng nhiều bạn trẻ mắc tình trạng này
2. Men gan tăng cao có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh lý tùy thuộc vào chỉ số tăng giảm của men gan.
– Nếu chỉ số men gan dao động từ 40 đến 80: Người bệnh có nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus hoặc rượu bia, béo phì
– Nếu chỉ số men gan từ 80 đến 150: Chức năng gan đã bị suy giảm. Việc này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, xơ gan cổ chướng
– Nếu chỉ số men gan từ 150 đến 200 hoặc hơn: Tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể mắc bệnh xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư
Tình trạng men gan tăng cao nếu được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ không gây hại quá nhiều đến sức khỏe. Nếu để tình trạng kéo dài, bệnh tình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời gây ra nhiều mối nguy hại khó lường.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng men gan tăng cao
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng men gan tăng cao ở người bệnh bao gồm:
3.1 Do các virus bệnh viêm gan gây ra
Các bệnh lý viêm gan do virus thường gặp là viêm gan A, B, C, D, E. Các loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các tế bào gan. Từ đó gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng.
Các loại virus bệnh viêm gan B và C có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp và mãn tính nếu có cơ chế hoạt động mạnh. Vô tình sẽ dẫn đến hai căn bệnh khó chữa hơn là ung thư gan và xơ gan.
3.2 Lạm dụng rượu bia và chất kích thích
Nếu sử dụng lượng lớn rượu bia và chất kích thích trong thời gian dài, gan có thể bị tổn thương và suy giảm chức năng. Không chỉ vậy, đây còn là các tác nhân gây ra những bệnh lý liên quan đến dạ dày, tim mạch và thần kinh.
3.3 Men gan tăng cao do lạm dụng các loại thuốc
Hầu hết người bị men gan cao đều lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng lao trong thời gian dài. Các loại thuốc này đều được chuyển hóa tại gan nên vô tình người bệnh buộc gan phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng cũng là một tác nhân gây ra tình trạng men gan tăng cao và viêm gan.
3.4 Chế độ ăn uống không phù hợp
Tình trạng men gan tăng cao thường xảy ra ở nhóm người có chế độ ăn uống không phù hợp. Có thể là những người sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc. Cũng như các loại thực phẩm ẩm mốc và chứa chất bảo quản.
Các loại thực phẩm kể trên hàm chứa một lượng lớn độc tố cùng aflatoxin. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm gan, men gan tăng cao, thậm chí là ung thư.
3.5 Các bệnh lý khác
Những người mắc các bệnh như: sốt rét, suy tim, viêm tụy, đái tháo đường, sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, u đường mật, v.v. có khả năng mắc chứng men gan cao. Bởi lúc này, quá trình chuyển hóa gan đã bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến tình trạng men gan tăng đột biến so với bình thường.
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch như cơ tim, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý hô hấp, rối loạn chuyển hóa cũng là tác nhân gây ra tình trạng men gan tăng cao.
- Chỉ số men gan tăng có thể do nhiều nguyên nhân
4. Các dấu hiệu nhận biết mắc chứng men gan tăng cao
Những dấu hiệu nhận biết bản thân đã mắc chứng bệnh men gan tăng có thể quan sát bằng mắt thường gồm:
4.1 Vàng da
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó chính là tình trạng da và mắt bị vàng. Bởi gan lúc này đã bị tổn thương. Chúng không thể chuyển hóa và lọc thải các sắc tố mật bilirubin. Cũng như các tế bào gan chết đi, giải phóng vào máu dẫn đến tình trạng này.
Ngoài ra, móng tay chuyển vàng và khoang miệng kéo màng nhầy cũng là dấu hiệu của chứng men gan tăng.
4.2 Phân nhạt và nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
Khi gan bị tổn thương, dịch tiêu hóa sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng tắc mật dẫn đến việc bilirubin được đào thải qua đường nước tiểu khiến nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.
Ngoài ra, hiện tượng phân nhạt màu cũng là dấu hiệu báo động cho thấy gan của bệnh nhân đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân phải được thăm khám và chữa trị ngay lập tức.
4.3 Ngứa da do men gan tăng cao
Việc chức năng gan bị suy giảm đã khiến một lượng lớn độc tố không thể đào thải. Điều này dẫn đến tình trạng da mẩn ngứa, gây ra sự khó chịu cho người bệnh.
4.4 Phù nề
Nếu men gan tăng cao đột ngột, quá trình lọc chất độc và đào thải do gan đảm nhận không thể thực hiện. Điều này khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng phù nề tại mắt cá chân và bàn chân.
4.5 Các dấu hiệu khác
Các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng men gan tăng cao đột ngột bao gồm: sốt nhẹ, người uể oải, lờ đờ. Người bệnh cũng có thể mắc các bệnh trạng chán ăn, nôn ói và đau bụng, đau âm ỉ nơi mạn sườn phải.
Ngoài ra, việc men gan tăng cao bất thường cũng dẫn đến tình trạng tâm lý người bệnh thay đổi. Người bệnh thường hay cáu gắt, tức giận và giảm ham muốn tình dục.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan D có chữa được không và cách phòng ngừa
- Bệnh gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh như mẩn ngứa, vàng da, phù nề
5. Những hướng chữa trị tình trạng men gan tăng cao
Tùy theo tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng chữa trị thích hợp, phù hợp với cơ chế bệnh.
– Nếu là bệnh do các loại virus gây ra: Người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc kháng virus nhằm ức chế hoạt động, hạ men gan và tăng cường khả năng bảo vệ gan.
– Nếu bệnh do sử dụng rượu bia và chất kích thích: Người bệnh bắt buộc phải ngưng sử dụng các loại này. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc bổ giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện quá trình đào thải độc tố.
6. Bạn có thể phòng chống tình trạng men gan tăng cao thế nào?
Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng men gan tăng thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, gồm:
– Bổ sung các loại dưỡng chất có lợi cho cơ thể có nguồn gốc tự nhiên. Chẳng hạn như nước trái cây, trà xanh, ngũ cốc, nhóm các loại thực phẩm giàu Vitamin A, B1, B2 và B6. Các loại vitamin này thường có trong sữa tươi, lòng đỏ trứng, gan, thịt nạc, rau xanh, v.v.
– Kiêng các loại rượu bia, đồ uống có cồn và thuốc lá cũng như các chất kích thích.
– Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý: ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng.
– Uống nhiều nước. Bởi sẽ giúp quá trình đào thải chất độc diễn ra nhanh hơn.
– Đối với những ai có bệnh lý nền liên quan đến viêm gan do virus nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần.
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 3: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
- Bạn nên bổ sung các loại vitamin A, B1, B2 và B6
Men gan tăng cao là tình trạng thường gặp ở mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bệnh lý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Bởi nó có thể phản ánh thực tế tình trạng của gan để có thể có những sự can thiệp y tế kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào bệnh về gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.