Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết

Tầm soát ung thư là gì? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Trước tình trạng tỷ lệ người mắc và tử vong vì ung thư cao thì việc tầm soát sớm bệnh vô cùng cần thiết.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 trường hợp mắc ung thư mới và hơn 73% trong số đó tử vong. Từ con số này cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất trên thế giới.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là một phương thức chẩn đoán nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khối u khi còn rất nhỏ, người bệnh chưa có triệu chứng.

Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết

Tầm soát ung thư giúp phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khối u khi còn rất nhỏ.

Hầu hết các bệnh ung thư đều không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu, vì vậy ung thư thường được phát hiện muộn, gây khó khăn trong điều trị, và tỷ lệ sống rất thấp. Vì thế việc tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện ung thư sớm, điều trị dễ dàng và cơ hội điều trị thành công cao hơn.

 

Vì sao nên tầm soát ung thư?

 

  • Việc tầm soát ung thư sớm sẽ giúp phát hiện các bất thường về sức khỏe và điều trị kịp thời
  • Ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
  • Loại bỏ những lo lắng, bất an không đáng có về sức khỏe

Các xét nghiệm được sử dụng trong tầm soát ung thư.

 

  • Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi tầm soát ung thư.
  • Xét nghiệm: Bao gồm các xét nghiệm mẫu mô, máu, nước tiểu, hoặc các chất khác trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Hành trình tìm con suốt 10 năm hiếm muộn ròng rã và cái kết viên mãn

Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết

Kết quả thu được từ chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe

  • Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh giúp hiển thị hình ảnh của các khu vực bên trong cơ thể. Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư là nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET, vv…
  • Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến (thay đổi gen) có liên quan tới một số bệnh ung thư.

Các bệnh ung thư cần tầm soát

Với những người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư dưới đây được khuyến khích nên tiến hành kiểm tra càng sớm càng tốt.

  • Ung thư vú: Phụ nữ 40 tuổi trở lên hoặc dưới 40 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư vú thì nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần.
  • Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 tuổi trở lên, đã có quan hệ tình dục thì nên làm xét nghiệm Pap; từ 30 tuổi trở lên cần kết hợp xét nghiệm Pap và HPV. Phụ nữ trên 65 tuổi có các xét nghiệm trước bình thường thì có thể dừng.
  • Ung thư đại trực tràng: Nam, nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, dưới 40 tuổi mà có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác nên tầm soát sớm hơn.

Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị – Hóa trị ung thư đại tràng

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư nên tầm soát, đặc biệt ở những người hút thuốc lá nhiều năm

  • Ung thư phổi: Chụp CT liều thấp có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt cần thiết với những người hút thuốc lá trong nhiều năm.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay có xét nghiệm tìm chất chỉ điểm PSA giúp phát hiện sớm bệnh.

Để tìm hiểu thêm về tầm soát ung thư là gì hoặc đăng ký khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn thêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *