Bệnh về võng mạc được xếp đứng thứ 2 sau bệnh đục thủy tinh thể trong số các loại bệnh lý nguy cơ cao gây mù lòa. Trong đó, bong rách võng mạc là một tình huống khẩn cấp gây tổn thương mạnh đến thị lực, xảy ra khi võng mạc nằm ở phía sau bị tách rời khỏi vị trí bình thường. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ mù lòa.
Bạn đang đọc: Bong rách võng mạc thị lực có trở lại bình thường không?
1. Bong rách võng mạc là gì?
Võng mạc là một lớp mô thần kinh mỏng ở phía trong cùng của mắt. Khi ánh sáng đi tới mắt sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể rồi hội tụ trên võng mạc. Tiếp đến được chuyển thành các tín hiệu thần kinh rồi gửi thông tin ngược về não thông qua dây thần kinh thị giác.
Bong rách võng mạc là tình trạng lớp mô trên võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường ở bên trong mắt. Nguyên nhân ban đầu là do một vết rách nhỏ trên võng mạc khiến cho dịch kính trong mắt tràn xuống dưới võng mạc, lâu dần khiến lớp võng mạc vị tách ra khỏi vị trí ban đầu.
Khi võng mạc bị tách ra, lớp mô trên võng mạc sẽ không được nuôi dưỡng, dẫn đến nhìn mờ, mất thị lực một phần hoặc mù hoàn toàn nếu không phát hiện kịp thời để thực hiện điều trị.
Hiện tượng bong võng mạc ở mắt, khiến dịch kính bị tràn ra ngoài
2. Thị lực có trở lại bình thường khi bong võng mạc?
Bong võng mạc là tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, nếu bệnh nhân không được điều trị ngay trong vòng 24 – 72 giờ có thể đánh mất thị lực. Vì vậy, để thị lực trở lại bình thường sau khoảng thời gian này là rất khó hoặc rất ít.
Tuy nhiên, nếu mức độ tổn thương giác mạc không quá nghiêm trọng cùng với thời gian bong võng mạc chưa quá 72 giờ. Người bệnh có thể được phẫu thuật và đợi thị lực trở lại bình thường sau vài tháng thị lực được cải thiện.
Thị lực ngoại biên có thể hồi phục và trở lại bình thường sau phẫu thuật điều trị rách võng mạc thành công. Thị lực cần có nhiều khả năng phục hồi nếu phần trung tâm của võng mạc (hoàng điểm) không bị ảnh hưởng (bong võng mạc đến hoàng điểm). Hiệu quả phẫu thuật sẽ thấp hơn nếu hoàng điểm đã bị bong ra.
Nếu thời gian bong hoàng điểm trước khi phẫu thuật càng lâu, thì khả năng cải thiện thị giác sau phẫu thuật sẽ càng thấp. Do đó, bong võng mạc nên được điều trị sớm nhất có thể, trước khi đã xảy ra bong hoàng điểm để mang lại khả năng hồi phục thị lực cao nhất.
3. Nguyên nhân gây bong võng mạc là gì?
Nguyên nhân bong võng mạc tùy thuộc vào ba loại dưới đây:
– Rhegma Topological: Đây là nhóm bong võng mạc thường gặp nhất. Bong võng mạc do ban đầu xuất hiện một lỗ, một vết rách trên võng mạc làm cho dịch chất lỏng chảy qua và đọng bên dưới võng mạc, đẩy võng mạc rời khỏi các mô gắn liền bên dưới.
Nhóm bong võng mạc này thường xảy ra do lão hóa khiến thủy tinh thể có thể gặp phải các thay đổi về tính chất của nó, làm dịch thủy tinh chuyển từ độ đặc trở nên lỏng hơn. Thủy tinh thể được tách khỏi bề mặt của võng mạc mà không có bất kỳ biến chứng nào. Đây là một tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, gọi là tách thủy tinh thể sau.
Khi thủy tinh thể bị tách ra khỏi võng mạc, nó sẽ kéo võng mạc với một lực vừa đủ để tạo ra vết rách. Dịch lỏng có thể đi qua vết rách chảy vào khoảng trống phía sau võng mạc, khiến võng mạc bị bong ra nếu không được điều trị.
– Tractional: Bong võng mạc được xảy ra khi mô sẹo phát triển trên bề mặt võng mạc, thường xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường.
– Exudative: Loại bong này xảy ra do dịch lỏng tích tụ bên dưới võng mạc, không có lỗ hoặc vết rách trên võng mạc. Thường gặp ở những trường hợp thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, chấn thương mắt, có khối u hoặc rối loạn viêm ở mắt.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán viêm kết mạc cấp tính bằng cách nào?
Lão hóa ở người cao tuổi khiến nguy cơ võng mạc bị bong rách cao hơn
4. Đối tượng nào hay mắc phải bong võng mạc?
Bong võng mạc thường gặp hơn ở những người cao tuổi (trên 40 tuổi). Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ.
Những đối tượng có nguy cơ bị bong võng mạc là:
– Bị cận nặng lớn hơn 6 Diop.
– Đã có tiền sử bị bong võng mạc hoặc có người thân trong gia đình đã từng bị bong võng mạc.
– Đã từng thực hiện phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
– Có các bệnh về mắt như tách võng mạc, viêm màng bồ đào,..
– Bị tổn thương nhãn cầu.
– Bong võng mạc ít khi gặp ở trẻ em, nếu có thường do bẩm sinh.
5. Triệu chứng của bong võng mạc là gì?
Bong võng mạc không gây đau đớn, mà chỉ xuất hiện các bất thường ở thị giác:
– Xuất hiện đột ngột của nhiều vật thể nổi trong tầm nhìn ở mắt, dễ dàng phát hiện các đốm nhỏ như đang lướt qua tầm mắt.
– Xuất hiện hiện tượng chớp sáng ở một hoặc cả hai bên mắt.
– Nhìn bị mờ, thị lực ngoại vi giảm dần.
– Xuất hiện bóng như có tấm che phủ tầm nhìn.
6. Bong rách võng mạc được chẩn đoán bằng cách nào?
Bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm và thiết bị để chẩn đoán bong võng mạc:
– Kiểm tra võng mạc xem có bất kỳ lỗ, vết bong hoặc rách võng mạc nào xuất hiện không.
– Sử dụng máy chụp cắt lớp võng mạc để phát hiện chi tiết, cụ thể các vấn đề về võng mạc khi khó nhìn thấy ảnh võng mạc nếu bị chảy máu trong mắt.
>>>>>Xem thêm: Cắt kính viễn thị ở đâu tốt và những lưu ý khi cắt kính viễn
Bong võng mạc rất dễ được chẩn đoán bởi các thiết bị nhãn khoa
7. Điều trị bong rách võng mạc bằng cách nào?
Khi bị bong võng mạc người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để lấy lại thị lực, có 2 loại phẫu thuật điều trị bong võng mạc hiện nay:
– Phẫu thuật quang đông: Sử dụng chùm tia laser qua đồng tử đi vào mắt giúp hàn võng mạc vào lớp mô bên dưới.
– Phẫu thuật đóng băng võng mạc: mắt cần được gây tê trước khi tiến hành thủ thuật này. Đầu dò lạnh được đưa đến trực tiếp lên vết rách để đóng băng tạo thành sẹo giúp gắn võng mạc vào thành mắt.
Hy vọng với những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết về bong rách võng mạc. Nếu bạn có nguy cơ mắc phải hoặc cần điều trị bong võng mạc hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. Tại Thu Cúc TCI được hội tụ các bác sĩ nhãn khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh cải thiện các bệnh về mắt phức tạp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.