Những điều cần biết về thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ được coi là bệnh lý tim mạch nguy hiểm hàng đầu. Đây là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đột tử. Cùng tìm hiểu về bệnh để có phương pháp ngăn ngừa hiệu quả thông qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thiếu máu cơ tim cục bộ

1. Tìm hiểu về thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ hay còn được gọi là thiếu máu cục bộ hay thiếu máu cục bộ cơ tim, đây là vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Khi mắc bệnh, động mạch sẽ bị tắc nghẽn khá nghiêm trọng, có thể xảy ra ở một phần hoặc trên toàn bộ động mạch. Hậu quả là tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết đồng thời oxy không đảm bảo được cung cấp tới tim.

Theo thời gian, nếu không được điều trị kịp thời, cơ tim sẽ dần dần bị tổn thương, chức năng suy giảm thậm chí một số mô tim có thể chết. Biến chứng này có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, thiếu máu cục bộ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim rối loạn, chứng đau thắt ngực. Vì thế, ngay khi có triệu chứng, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm.

2. Triệu chứng cảnh báo thiếu máu cục bộ

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này. Đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết, người bệnh sẽ có cảm giác ngực bị chèn ép, đau tức như bị bóp nghẹt trong lồng ngực. Biểu hiện đặc trưng này có 2 thể là đau thắt ngực ổn định và không ổn định, khác nhau ở mức độ đau và tần suất.

2.1. Nhóm 1: Đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định thường phổ biến hơn, nguyên nhân do xơ vữa, hẹp thành mạch máu tích lũy làm giảm lưu lượng máu đi nuôi tim. Biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim ở nhóm này xuất hiện khi làm việc nặng, gắng sức, tim phải hoạt động nhiều hơn.

Đau thắt ngực ổn định cho thấy rằng mảng xơ vữa động mạch đang ổn định, chưa bị vỡ hay nứt gãy. Tuy nhiên nó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào, làm hình thành cục máu đông từ đó đe dọa tắc mạch máu.

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định nặng dần theo thời gian, khiến sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Những điều cần biết về thiếu máu cơ tim cục bộ

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình cảnh báo thiếu máu cục bộ

2.2. Nhóm 2: Đau thắt ngực không ổn định

Khác với thể trên, cơn đau thắt ngực không ổn định khó dự đoán được. Cơn đau có thể xảy ra bất chợt, mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn nhóm trên. Cho dù bệnh nhân nghỉ ngơi cũng không cải thiện mà phải sử dụng thuốc. Đây là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm vì là dấu hiệu sớm cảnh báo nhồi máu cơ tim.

Ngoài triệu chứng đau thắt vùng ngực, bệnh nhân còn có thể gặp bị khó thở, ho, đánh trống ngực, phù chân, hồi hộp, hoa mắt chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Những triệu chứng này xảy ra do chức năng cơ tim bị suy giảm nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim

3.1. Những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Chuyên gia tim mạch cho biết thiếu máu cục bộ thường do quá nhiều mảng xơ vừa hình thành trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến động mạch trở nên xơ cứng nghiêm trọng, khả năng vận chuyển máu suy giảm. Vậy hiện tượng động mạch xơ cứng xuất hiện do đâu?

Thông thường, xơ vữa động mạch xảy ra do lượng cholesterol trong máu tăng quá cao. Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch chính vì thế mỗi người cần kiểm soát tốt lượng cholesterol. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế chất béo, tăng cường chất xơ, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất đặn là điều nên làm.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ngồi nhiều, ít vận động, ít tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch hay thiếu máu não cục bộ. Do đó mà mỗi người nên nâng cao tinh thần thể thao, tập luyện đều đặn, vận động nhiều hơn. Dân văn phòng nên thường xuyên đứng dậy đi lại, tránh ngồi lâu một chỗ. Bên cạnh đó, cần tránh xa chất kích thích, thuốc lá và hạn chế uống bia rượu vì đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài ra, yếu tố tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các mảng xơ vữa. Khi tuổi càng cao, chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm cộng với sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên khiến tim mạch hoạt động kém hiệu quả.

3.2. Tìm hiểu yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ

Một vài yếu tố có khả năng tăng nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim mà mọi người có thể phòng tránh.

Khói thuốc

Hút thuốc chủ động hay bị động trong thời gian dài có thể gây tổn thương thành động mạch. Lúc đó các mảng bám cholesterol và các chất khác thuận lợi hình thành, làm lưu lượng máu chậm lại. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị co thắt động mạch vành cũng như tạo ra các cục máu đông.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn nhịp tim có gây nguy hiểm đến tính mạng?

Những điều cần biết về thiếu máu cơ tim cục bộ

Khói thuốc tác động xấu đến người hút và cả những người xung quanh, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường type 1, type 2 có liên quan đến khả năng thiếu máu cơ tim, triệu chứng đau thắt ngực. Bệnh cũng là chất dẫn gây ra nhiều vấn đề tim mạch khác.

Tăng huyết áp

Huyết áp cao trong thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, từ đó gây tổn thương đến động mạch vành.

Nồng độ cholesterol cao

Cholesterol là một trong những thành phần chính của các mảng bám trên thành động mạch. Nồng độ cholesterol xấu trong máu cao thường do yếu tố di truyền hoặc do chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, cholesterol. Để hạn chế tình trạng này, cần ăn uống lành mạnh bằng việc tăng cường nhóm chất xơ, giảm nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Nồng độ triglyceride cao

Triglyceride là một loại mỡ máu tuy khác với cholesterol nhưng cũng là yếu tố góp phần gây ra xơ vữa động mạch.

Béo phì

Cân nặng vượt chuẩn, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Cụ thể người thừa cân dễ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý về tim mạch, xương khớp.

Những điều cần biết về thiếu máu cơ tim cục bộ

>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa bệnh đột quỵ an toàn, hiệu quả ngay hôm nay

Béo phì, thừa cân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch trong đó có thiếu máu cơ tim

Lười vận động

Không tập thể dục thường xuyên, thói quen ngồi nhiều cũng góp phần gây béo phì và tình trạng cholesterol và mỡ máu cao. Do đó, nên hình thành thói quen vận động hàng ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, tập aerobic để cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể.

Bệnh thiếu máu cục bộ có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Với trường hợp thiếu máu cục bộ mạn mức độ nhẹ và vừa, phương pháp điều trị nội khoa thường được ưu tiên. Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh biến chuyển xấu. Trong các trường hợp bệnh nặng, nguy cơ hình thành các biến chứng cao, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp can thiệp khác.

Như vậy, thiếu máu cục bộ cơ tim là bệnh nguy hiểm song vẫn có thể ngăn ngừa được. Mọi người cần ăn uống và luyện tập điều độ, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Đồng thời, khi có triệu chứng cảnh báo bệnh thiếu máu cơ tim, cần đến khoa Tim mạch để thăm khám để can thiệp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *