Tình trạng xơ vữa động mạch có thể xảy ra trên tất cả các động mạch và ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nó sẽ rất nguy hiểm khi làm tắc nghẽn với hoạt động cung cấp máu cho tim và não. Điều này sẽ gây ra hệ lụy rất nguy hiểm như: tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về bệnh xơ vữa động mạch
1. Xơ vữa động mạch là tình trạng gì?
Đây là tình trạng khi các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám tích tụ bên trong thành động mạch (hình thành từ chất béo, canxi, cholesterol,…).
Động mạch – những mạch máu ở tim đi đến khắp các cơ quan của cơ thể. Nó được bao bọc bởi một lớp tế bào mỏng là nội mô giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn qua các động mạch. Khi những nội mô này xuất hiện tổn thương. Nguyên do là: người bệnh hay hút thuốc; có cholesterol, chất béo trong máu cao; bị huyết áp;… làm các mảng bám tích trong thành của động mạch.
Đây được xem là nguyên chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch
Trải qua thời gian dài những mảng bám dần xơ cứng lại khiến hẹp lỗ mở động mạch và hạn chế lưu thông máu. Những mảng chất béo dần vỡ ra hình thành lên huyết khối. Từ đó gây tắc nghẽn và chặn dòng chảy của máu đến các trong cơ thể. Nếu huyết khối xuất hiện ở một trong hai động mạch vành chính (chức năng cung cấp máu cho tim) sẽ có nguy cơ cao gây nhồi máu cơ tim. Trường hợp xảy ra ở động mạch đến não thì có thể gây đột quỵ. Còn khi xuất hiện trong các động mạch ở các chi sẽ dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch
Theo các nghiên cứu thì xơ vữa là bệnh lý khá phức tạp và thường bắt đầu xuất hiện từ thời nhỏ sau đó dần tiến triển theo thời gian.
2.1. Nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch
Nguyên nhân chính xác gây lên bệnh hiện nay vẫn chưa được xác minh cụ thể. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những tổn thương ở lớp trong của động mạch và liên quan tới những yếu tố nguy cơ.
– Tăng huyết áp: khi người bệnh sử dụng thuốc làm hạ huyết áp và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày (giảm lượng muối).
– Rối loạn về mỡ máu: mức độ cholesterol cao và xấu sẽ được chỉ định kiểm soát bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Nếu giảm được lượng cholesterol xấu xuống và tăng cholesterol tốt lên có thể mang lại khá nhiều lợi ích trong phòng ngừa bệnh mạch vành.
– Bệnh béo phì: Làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp từ đó gây ra xơ vữa.
– Bệnh đái tháo đường hay kháng insulin: những người gặp tình trạng này sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao gấp đôi so với người thường.
– Ít vận động và lười thể dục: sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu.
– Tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng: khi này đường kính của mạch máu sẽ bị giảm đẩy huyết áp tăng cao. Căng thẳng mãn tính sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới tim mạch.
– Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và thiếu vitamin cung cấp cho cơ thể. Chế độ ăn khi nạp quá nhiều chất béo hay muối, đường sẽ đẩy mạnh nguy cơ béo phì và tiểu đường. Những yếu tố này góp phần tăng khả năng bị xơ vữa.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán nhồi máu cơ tim và bắt đầu điều trị
Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
2.2. Những triệu chứng thường gặp của xơ vữa động mạch
Xơ vữa thường không dẫn đến quá nhiều triệu chứng khi chưa đến giai đoạn nặng. Khi tình trạng hẹp động mạch trở nặng sẽ làm ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông trong cơ thể và không thể vận chuyển tới các mô. Từ đó cũng khiến các bệnh lý về tim mạch phát triển. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ sẽ dễ gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Những triệu chứng của quá trình sẽ đi từ mức độ trung bình tới nặng tùy theo sự ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh:
– Xơ vữa động mạch vành: xuất hiện các cơn đau thắt ở ngực, nhồi máu cơ tim và dẫn đến suy tim (nếu không được điều trị sớm).
– Xơ vữa động mạch cảnh: là các triệu chứng của thiếu máu cục bộ và có thể hình thành đột quỵ (bị tê tay chân, nói lắp, tự nhiên mất thị lực, sụp mí mắt,…)
– Động mạch ngoại vi (PAD): các triệu chứng có thể xuất hiện như giảm huyết áp đột ngột, đau nhức ở các chi. PAD sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc nặng hơn là hoại tử phải cắt chi.
– Động mạch thận: bệnh nhân dễ tăng huyết áp, chán ăn, phù tay, phù chân, tiểu ít,…
Đa phần những trường hợp mắc phải đều xuất hiện khá ít triệu chứng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Xơ vữa có thể khiến phình động mạch ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Một vài bệnh nhân có thể cảm nhận được các cơn đau nhói ở khu vực bị phình động mạch. Đặc biệt khi phần túi phình bị vỡ có thể làm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
3. Những biện pháp để phòng ngừa bệnh
Bệnh lý này tuy không thể phòng ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên lại có thể giảm nguy cơ mắc và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một vài các biện pháp giúp phòng ngừa như:
– Thể dục, rèn luyện sức khỏe đều đặn mỗi ngày. Có thể bắt đầu thực hiện đi bộ, đạp xe. Thời gian tăng dần từ 30-60 phút/ngày và thực hiện tối thiếu 5 ngày/tuần.
– Luôn giữ cân nặng ở một mức hợp lý hạn chế tăng cân quá nhiều.
– Chú ý tới sức khỏe của bản thân bằng cách thăm khám định kỳ từ 6-9 tháng/lần.
– Thực hiện kiểm soát tốt hơn các bệnh lý nguy hiểm như: đái tháo đường, huyết áp, rối loạn về mỡ máu,…
– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế nạp vào cơ thể các loại chất béo. Ví dụ như: chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, đường, muối,…
>>>>>Xem thêm: 3 cách để phân biệt nhồi máu cơ tim và chứng ợ nóng
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tăng cường rau xanh
Người bệnh cần chú ý và tuân thủ theo đúng các yêu cầu thăm khám, điều trị từ bác sĩ đưa ra. Điều này giúp bệnh lý được phát hiện và cải thiện kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là các biến chứng như: đột quỵ, tắc mạch ngoại biên, bệnh thận mạn tính… có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.