Tầm soát ung thư vú là cách phát hiện sớm bệnh ung thư vú ngay từ khi chưa có biểu hiện. Quy trình sàng lọc ung thư vú diễn ra như thế nào và ai nên tầm soát ung thư vú là quan tâm của nhiều nữ giới.
Bạn đang đọc: Quy trình tầm soát ung thư vú diễn ra như thế nào?
1. Tầm soát ung thư vú ở nữ giới
1.1. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư vú sớm
Chủ động khám phát hiện ung thư vú sớm và duy trì theo lịch hàng năm sẽ giúp bảo vệ bản thân hiệu quả. Chỉ cần ít nhất mỗi năm 1 lần thực hiện tầm soát ung thư vú sẽ giúp:
– Nhận biết bản thân có nguy cơ mắc bệnh cao không.
– Phát hiện các tổn thương ở vú, các tế bào ác tính ở giai đoạn sớm.
– Tỷ lệ điều trị hiệu quả đạt tới 99% ở giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư chưa kịp phát triển.
– Không mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí trong quá trình điều trị bệnh.
– Phòng ngừa được nhiều biến chứng, rủi ro nếu bệnh tiến triển nặng về sau.
– Nhận tư vấn về các biện pháp phòng ngừa ung thư vú. Từ điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc cho đến sinh hoạt hàng ngày.
Tầm soát ung thư vú sớm giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho nữ giới
1.2. Đối tượng nên thực hiện khám tầm soát ung thư vú
Không có một chỉ định cụ thể nào đối với đối tượng thực hiện sàng lọc ung thư vú. Ai cũng có thể bị mắc ung thư vú. Tuy nhiên nếu thuộc 1 trong những nhóm đối tượng sau thì nguy cơ mắc cao hơn cả:
– Gia đình có mẹ/chị gái/em gái từng mắc ung thư vú.
– Lạm dụng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày.
– Uống quá nhiều rượu, bia.
– Thời điểm mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) hoặc có kinh sớm (trước 11 tuổi).
– Bản thân từng bị u nang hoặc u xơ tuyến vú.
– Thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều tia bức xạ, tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
– Người có con muộn (sau tuổi 35) hoặc vô sinh.
– Sử dụng hormone ngoại sinh.
Do đó, nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng trên thì cần chủ động tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt. Không nhất thiết phải chờ đến khi cơ thể có dấu hiệu bất thường mới đi kiểm tra. Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường có dấu hiệu rất mờ nhạt, thậm chí không bộc lộ triệu chứng. Nếu cứ nghĩ mình khỏe thì rất có thể bên trong cơ thể đang bị tấn công bởi mầm mống ung thư mà bạn không hay biết.
Gia đình từng có mẹ hoặc chị gái mắc ung thư vú thì cần chủ động sàng lọc hàng năm
2. Quy trình khám sàng lọc ung thư vú chi tiết
Khi đi sàng lọc ung thư vú, bạn sẽ được thực hiện các phương pháp thăm khám chuyên sâu để kiểm tra, sàng lọc bệnh kỹ càng. Lần lượt theo từng bước sau:
2.1. Khám vú
Đây là bước khám đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư vú. Bác sĩ bắt đầu khai thác thông tin về”
– Tiền sử triệu chứng.
– Các dấu hiệu bất thường mà bạn đang gặp phải.
– Tiền sử bệnh lý trong gia đình bạn.
Lúc này, việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin theo câu hỏi của bác sĩ rất quan trọng. Ngoài ra, trong vài trường hợp bạn cần báo với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng. Sau khi có thông tin khám, bác sĩ tiến hành khám vú bên ngoài. Mục đích là để xem có xuất hiện các u hạch bất thường ở vùng ngực hay cấu trúc có biến đổi khác lạ hay không.
Tìm hiểu thêm: Trồng răng sứ nguyên hàm và những điều cần biết
Bác sĩ khám vú bên ngoài
2.2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu trong khám phát hiện sớm ung thư vú ở nữ giới. Trong đó, chỉ số CA 15-3 là dấu ấn chỉ điểm ung thư vú điển hình. Sự tăng giảm của chỉ số này sẽ ảnh hưởng đến phán đoán bạn có nguy cơ mắc ung thư vú hay không.
– Nếu nồng độ CA 15-3 tăng cao, bác sĩ có căn cứ để nghi ngờ ung thư vú.
– Tuy nhiên, ở một số trường hợp kết quả nồng độ CA 15-3 tăng cao ở các bệnh lý khác.
Do đó, để chắc chắn kết luận cuối cùng, bác sĩ còn dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện sàng lọc ung thư vú gồm: chụp X-quang vú và siêu âm vú.
2.3. Chụp X-quang vú
Chụp X-quang vú (hay còn là chụp nhũ ảnh) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản trong tầm soát ung thư vú. Mục đích của phương pháp này là giúp phát hiện các bệnh lý tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng. Ưu điểm là thực hiện dễ dàng, không xâm lấn và ít tốn kém.
Khi thực hiện chụp nhũ ảnh, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
– Thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để hình ảnh chụp X-quang được rõ nét, chính xác
– Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai không nên thực hiện
– Không sử dụng phấn phủ, kem bôi lên ngực để tránh gây biến dạng hình ảnh
Thông thường, thời gian chụp X-quang vú diễn ra khoảng 5-10 phút là hoàn tất. Quy trình thực hiện nhẹ nhàng, đơn giản. Lượng tia X được sử dụng trong phương pháp này ở mức vừa phải, không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người được chụp.
>>>>>Xem thêm: Bị rong kinh dài ngày, chị em chớ coi thường!
Chụp X-quang vú đơn giản và thực hiện nhanh
2.4. Siêu âm vú
Siêu âm vú kết hợp với chụp X-quang vú sẽ làm tăng độ nhạy của việc sàng lọc. Vì thế siêu âm tuyến vú 2 bên cũng là một trong những bước cần thực hiện của quy trình tầm soát ung thư vú. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh mô tuyến vú. Nhờ kết quả siêu âm mà bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường ở trong vú. Từ đó phân biệt các nang vú lành tính và ung thư.
Ngoài khảo sát hệ thống tuyến vú, siêu âm còn khảo sát được hệ thống hạch xung quanh. Bác sĩ dễ dàng nhận ra các hạch bất thường do tế bào ung thư có thể xuất hiện ở hạch.
Để có được kết quả sàng lọc ung thư vú chính xác nhất, việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là rất quan trọng. Bạn nên chọn những nơi có sự đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại, có đầy đủ các mục khám cần thiết. Bên cạnh đó, khám với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Tại Hà Nội có nhiều nơi có thể khám sàng lọc ung thư vú, trong đó hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một cái tên sáng giá có thể tham khảo.
Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình tầm soát ung thư vú hiện nay. Hy vọng sau khi hiểu rõ được quá trình thăm khám sàng lọc thì bạn sẽ không còn e ngại về việc làm bảo vệ sức khỏe hiệu quả này nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.