Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Bệnh Glaucoma góc đóng là một dạng bệnh lý xảy ra do góc thoát thủy dịch của mắt bị đóng hoàn toàn. Những bệnh lý liên quan đến Glaucoma được xem là những tác nhân gây ra tình trạng mù lòa ở người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới. Rất nhiều trường hợp đã không thể phát hiện ra vì cơ thể không cho thấy một dấu hiệu gì. Vậy bệnh lý này có đặc điểm gì và người bệnh cần lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh Glaucoma góc đóng

Bệnh Glaucoma góc đóng có liên quan đến tình trạng đóng của góc tiền phòng, có thể là mạn tính hoặc cấp tính ( với cấp tính thì hiếm gặp hơn). Các triệu chứng của người bệnh bị góc đóng cấp tính như là đau và đỏ mắt, thị lực suy giảm, nhìn thấy quầng màu, có cảm giác nhức đầu, buồn nôn, và nôn Nhãn áp (IOP) tăng. Đối với những trường hợp cấp tính, người bệnh cần được tiến hành ngay lập tức bằng việc kết hợp các loại thuốc với nhau theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, sau đó tùy theo hướng dẫn của bác sĩ có tiến hành phẫu thuật cắt mống mắt hay không.

Nguyên nhân Glaucoma góc đóng xuất hiện là do mống mắt bị đẩy ra sau hoặc ra trước dẫn tới mống mắt áp sát vào mặt sau giác mạc, làm tắc nghẽn đường lưu thông thủy dịch và làm tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng cao sẽ gây nên tổn thương thần kinh thị giác.

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Nguyên nhân bệnh Glaucoma góc đóng xuất hiện là do mống mắt bị đẩy ra sau hoặc ra trước dẫn tới mống mắt áp sát vào mặt sau giác mạc

2. Có bao nhiêu loại Glaucoma góc đóng?

Có 2 loại bệnh Glaucoma góc đóng chính đó là: Glaucoma góc đóng nguyên phát và Glaucoma góc đóng thứ phát.

2.1 Glaucoma góc đóng nguyên phát

Glaucoma góc đóng nguyên phát thường có góc hẹp và dường như không biểu hiện ở những người trẻ tuổi, thủy tinh thể liên tục tăng kích thước tỉ lệ thuận với theo tuổi. Trong một số trường hợp, thủy tinh thể tăng kích thước đẩy mống mắt về phía trước gây nên tình trạng hẹp góc. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý này bao gồm tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh, tuổi cao, và sắc tộc. Theo nghiên cứu cho thấy, Glaucoma góc đóng có nguy cơ cao hơn đối với nhóm người Châu Á và Eskimo và thấp hơn đối với nhóm người Châu u và Châu Phi.

Đối với những người có cơ địa góc hẹp, khoảng cách giữa mống mắt xung quanh đồng tử và thủy tinh thể cũng rất hẹp. Khi mống mắt được giãn ra, lực kéo mống mắt vào trung tâm và ra phía sau sẽ gây nghẽn đồng tử, làm cản trở thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Đồng tử bị nghẽn trong khi thủy dịch vẫn tiếp tục được tiết ra sẽ làm tăng áp lực đẩy mống mắt về phía trước gây đóng góc. Việc bị nghẽn đồng tử sẽ dẫn tới tăng IOP rất nhanh (chỉ trong vòng vài giờ) (> 40 mm Hg).

Do bệnh lý này khởi phát đột ngột cho nên còn được gọi là bệnh glaucoma góc đóng cấp tính và cũng là một cấp cứu nhãn khoa cần được can thiệp ngay lập tức.

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Glaucoma góc đóng nguyên phát xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi và dường như không xuất hiện ở người trẻ tuổi

2.2 Glaucoma góc đóng thứ phát

Nguyên nhân sự tắc nghẽn cơ học của góc là do các bệnh lý khác đã có trước đó làm ảnh hưởng, ví dụ như bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR), tắc tĩnh mạch trung tâm thể thiếu máu, xâm lấn biểu mô, viêm màng bồ đào, màng tân mạch co kéo hoặc sẹo hóa sau viêm có thể kéo mống mắt về phía trước gây đóng góc.

3. Triệu chứng của bệnh Glaucoma góc đóng

3.1 Glaucoma góc đóng cấp tính

Triệu chứng thường gặp đó là người bệnh có cảm giác mắt bị đau nhức, đỏ mắt dữ dội, thị lực giảm, nhìn thấy những quầng màu, nhức đầu, buồn nôn, và nôn. Quá trình khám lâm sàng cho thấy mắt có dấu hiệu cương tụ kết mạc, đục giác mạc, phản ứng viêm trong tiền phòng, đồng tử giãn nửa vời, nhãn áp thường từ 40 đến 80 mm Hg. Vì bệnh lý này sẽ cần phải kiểm tra cẩn thận bằng những thiết bị chuyên dụng thì mới có thể phát hiện được bệnh, do đó khi thấy mắt có dấu hiệu đau nhức kèm với triệu chứng buồn nôn, nôn thì bạn cần đến bác sĩ Nhãn khoa để thăm khám và kiểm tra kịp thời.

3.2 Glaucoma góc đóng mạn tính

Triệu chứng của Glaucoma góc đóng mạn tính có hiểu hiện tương tự như với glaucoma góc mở. Một số bệnh nhân sẽ bị đỏ mắt, khó chịu xung quanh vùng hốc mắt, nhìn mờ, cảm giác nhức đầu đỡ đi khi ngủ (có lẽ là do đồng tử co khi ngủ và thủy tinh thể ngả về phía sau do tác dụng của trọng lực). Trong quá trình soi góc tiền phòng, bác sĩ có thể thấy các góc đóng và dính trước phía chu biên (tức là dính giữa mống mắt chu biên và cấu trúc góc) gây nên tình trạng nghẽn vùng bè củng giác mạc hoặc bề mặt thể mi, có một số trường hợp tình trạng tắc nghẽn này diễn ra đồng thời. Nhãn áp có thể là bình thường nhưng thường sẽ cao hơn đối với mắt bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu thêm: Võng mạc tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Triệu chứng của bệnh lý Glaucoma mạn tính đó là người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhức, khó chịu xung quanh hốc mắt, đau đầu và cảm giác đau đầu sẽ giảm thiểu khi nằm ngủ.

4. Các phương pháp điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

4.1 Với trường hợp cấp tính

Khi người bệnh là thuộc đối tượng cấp tính sẽ cần phải bắt đầu điều trị ngay lập tức vì có khả năng sẽ mất thị lực nhanh chóng và vĩnh viễn. Thông thường, người bệnh được điều trị nhiều loại thuốc cùng một lúc để có thể phát huy được tối đa tác dụng điều trị bệnh. Đơn thuốc sẽ thường có 2 – 3 loại thuốc nhỏ mắt và một số loại thuốc uống được kết hợp với nhau theo chỉ định của bác sĩ, mỗi loại thuốc được phân chia thời gian cụ thể để sử dụng và thời điểm để kết hợp cùng với nhau. Sau đó, người bệnh sẽ được theo dõi đáp ứng điều trị thông qua đo nhãn áp.
Bên cạnh đó còn có một phương pháp nữa đó là phẫu thuật laser cắt mống mắt chu biên để mở một đường thoát cho dịch chảy từ hậu phòng ra tiền phòng nhằm giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử. Thủ thuật được quyết định thực hiện khi giác mạc trong và viêm được kiểm soát. Trong một số trường hợp, giác mạc trong sẽ trở lại chỉ trong vòng vài giờ sau khi nhãn áp hạ; còn một số trường hợp khác có thể mất từ 1 đến 2 ngày. Vì tỉ lệ xuất hiện cơn cấp ở mắt còn lại có thể lên đến 80% khả năng xảy ra cho nên người bệnh cần làm LPI trên cả hai mắt.
Khi thực hiện phẫu thuật bằng laser, người bệnh có thể yên tâm thì phương pháp này dường như không gây ra biến chứng nguy hiểm và để lại cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Đối với những trường hợp cấp tính sẽ cần phải điều trị ngay lập tức bằng việc kết hợp các loại thuốc giữa thuốc nhỏ mắt và thuốc uống, ngoài ra còn kết hợp cùng phẫu thuật laser 2 mắt

4.2 Với trường hợp mạn tính

Đối với những bệnh nhân góc đóng mạn tính, bán cấp hoặc không liên tục đều thì hầu hết được điều trị bằng phẫu thuật laser cắt mống mắt chu biên. Ngoài ra, những bệnh nhân góc hẹp ngay cả khi không có triệu chứng cũng cần được làm LPI để dự phòng đóng góc.

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh bong võng mạc tái phát?

Trước khi quyết định có thực hiện phẫu thuật laser hay không thì người bệnh sẽ cần được bác sĩ kiểm tra mắt bằng máy khám sinh hiển vi và soi đáy mắt để nắm được tình trang bệnh

Hy vọng rằng, với bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh Glaucoma góc đóng cũng như những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này. Vì vậy, để bảo vệ được một đôi mắt sáng và khỏe mạnh bạn cần phải chủ động thường xuyên thăm khám mắt định kỳ với bác sĩ Nhãn khoa, giúp nhanh chóng phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *