Các chị em khi bước vào độ tuổi 40 được khuyến cáo nên tầm soát ung thư vú định kỳ hàng năm. Đây là việc làm cần thiết bởi nhóm tuổi này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn cả so với các đối tượng khác. Việc sàng lọc ung thư vú ít nhất mỗi năm 1 lần giúp kiểm tra, theo dõi và phát hiện xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không. Từ đó giúp chị em bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những rủi ro bệnh tật trong tương lai.
Bạn đang đọc: Khuyến cáo chị em nên tầm soát ung thư vú khi bước vào tuổi 40
1. Phụ nữ từ 40 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư vú – Phải làm sao?
Hiện nay, ung thư vú có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi khi có rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư ở độ tuổi 20, 30. Tuy nhiên, số lượng ghi nhận nhiều nhất vẫn thuộc độ tuổi từ 40 trở lên. Vì vậy, nữ giới ở độ tuổi này cần đặc biệt lưu tâm trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình. Để phòng ngừa ung thư vú tốt nhất, các chị em cần:
– Lưu ý và không được xem nhẹ các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể.
– Luôn tự kiểm tra vú ở nhà để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng
– Không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào như thuốc lá, rượu bia,…
Ngoài ra, thiết lập thói quen sàng lọc ung thư vú là điều cần thiết và có ý nghĩa đối với chính bản thân mình:
– Nắm bắt được bản thân có thuộc nguy cơ mắc bệnh cao không
– Sớm phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư rất dễ bỏ qua, các tế bào ác tính ở giai đoạn sớm.
– Cơ hội nhận phác đồ điều trị có hiệu quả lên tới 99% ở giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn các tế bào ung thư chưa kịp phát triển nên điều trị trở nên dễ dàng, ngăn ngừa biến chứng.
– Đảm bảo bản thân không gặp những rủi ro bệnh tật trong tương lai, an tâm sinh sống và làm việc.
– Bổ sung kiến thức về phòng ngừa ung thư vú, từ điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc cho đến sinh hoạt hàng ngày.
2. Những người có nguy cơ mắc ung thư vú khi chưa bước vào tuổi 40
Ở độ tuổi 40 rất dễ mắc ung thư vú nhưng vì căn bệnh này có sự trẻ hóa độ tuổi nên cần lưu tâm ngay từ sớm. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh:
– Gia đình có tiền sử bệnh ung thư vú: mẹ, dì ruột, bác gái ruột, chị em ruột.
– Uống thuốc tránh thai thường xuyên
– Phụ nữ sinh con đầu lòng muộn sau tuổi 35.
– Phụ nữ dậy thì sớm, trước 10 tuổi.
– Thường xuyên phải làm việc với môi trường hóa chất động hại.
– Người có các khối u lành tính .
3. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú xuất hiện
Là bệnh lý xuất hiện và tiến triển âm thầm, nhiều trường hợp chủ quan bỏ qua thời điểm vàng để phát hiện bệnh. Với sự xuất hiện của một vài dấu hiệu nhẹ, đôi khi còn rất giống với các bệnh lý thông thường nên khiến nhiều chị em xem nhẹ. Dưới đây là một vài dấu hiệu ngầm cảnh báo có thể là ung thư vú đó là:
– Sờ thấy khối u ở vú
– Hình dạng ngực thay đổi
– Lõm da, co kéo da
– Tụt núm vú
– Tấy đỏ đầu núm vú
– Đầu núm vú có hiện tượng chảy dịch
– Luôn cảm thấy đau ở ngực
– Sưng hoặc có khối vùng nách
4. Các phương pháp tầm soát ung thư vú hiện nay
4.1. Khám vú
Tầm soát ung thư vú hiệu quả cần phải bao gồm nhiều phương pháp sàng lọc chuyên sâu kết hợp với nhau. Ban đầu, bạn sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi khai thác thông tin tiền sử bệnh lý và các triệu chứng bất thường trong thời gian gần đây, bác sĩ sẽ tiến hành khám vú.
Bước khám này sẽ cho thấy ban đầu những bất thường trên vùng ngực nếu cảm nhận được bằng tay. Bất kỳ sự xuất hiện của khối u hay chảy dịch bất thường đều sẽ được nghi ngờ và là tiền đề cho các sàng lọc tiếp theo.
4.2. Xét nghiệm máu
Với ung thư vú, chỉ số CA 15.3 chỉ số xét nghiệm điển hình. Dựa vào kết quả xét nghiệm tìm ra dấu ấn ung thư, bác sĩ sẽ có căn cứ chẩn đoán có hay không sự xuất hiện của tế bào ung thư.
Nếu kết quả nồng độ của chỉ số CA 15.3
Tuy nhiên, chỉ dựa vào kết quả của xét nghiệm máu là chưa đủ để kết luận bạn có mắc ung thư vú hay không. Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nồng độ của chỉ số này, gồm cả bệnh lý lành tính và ác tính, trong đó có ung thư. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các bước chẩn đoán hình ảnh để có thêm thông tin đưa ra kết luận chính xác nhất.
Một số bệnh lý thông thường có thể làm tăng CA 15.3 là:
– Viêm gan mạn.
– Xơ gan.
– Bệnh vú lành tính.
– Viêm nội mạc tử cung.
– Lupus ban đỏ hệ thống…
Ngoài ra, một số bệnh ung thư khác cũng có giá trị chỉ số CA 15.3 cao bao gồm:
– Ung thư buồng trứng.
– Ung thư nội mạc tử cung.
– Ung thư tử cung.
– Ung thư dạ dày, tụy.
4.3. Chụp X-quang
Chụp X-quang vú là danh mục khám sàng lọc không thể thiếu. Đây được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và ít tốn kém.
Thời gian chụp X-quang vú diễn ra khá nhanh, chưa đến 15 phút. Ở phương pháp này có một vài điều cần lưu ý đó là:
– Thực hiện đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên về tư thế, cách giữ yên trong lúc chụp.
– Không chỉ định thực hiện với phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai.
– Không bôi kem hay sử dụng phấn phủ ở khu vực vùng ngực trước khi chụp X-quang.
4.4. Siêu âm tuyến vú 2 bên
Bên cạnh chụp X-quang thì phương pháp siêu âm sẽ hỗ trợ tăng độ nhạy của việc tầm soát ung thư vú. Qua hình ảnh thu được trên máy siêu âm, bác sĩ dễ dàng phát hiện các bất thường ở trong vú, giúp phân biệt các nang vú lành tính và ung thư.
Bên cạnh đó, siêu âm còn khảo sát được hệ thống hạch xung quanh. Nếu phát hiện những hạch bất thường thì có thể nghi ngờ là do tế bào ung thư gây nên.
5. Những lưu ý dành cho chị em trước khi sàng lọc ung thư vú
Trước ngày sàng lọc ung thư vú, chị em nên lưu ý một số điều sau:
– Các thông tin về triệu chứng gần đây, tiền sử ung thư vú của bản thân hoặc của gia đình (nếu có),…cần được cung cấp cho bác sĩ.
– Luôn có tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức gây ảnh hưởng tới kết quả khám.
– Đối với làm xét nghiệm máu cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng.
– Để kết quả chẩn đoán hình ảnh được chính xác, chị em không bôi kem, sử dụng nước hoa, chất chống khử mùi ở vùng ngực và dưới cánh tay.
– Mặc trang phục thoải mái, hạn chế các phụ kiện hay trang phục rườm rà
– Nên chọn địa chỉ uy tín để khám sàng lọc ung thư vú. Kết quả sàng lọc có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI với gói sàng lọc ung thư vú sớm có mức chi phí cực tiết kiệm. Đồng thời, bạn vừa được trải nghiệm loạt máy móc công nghệ cao, vừa được trực tiếp thăm khám bởi nhiều bác sĩ chuyên môn giỏi. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn 1 trải nghiệm hài lòng không thể nào quên.
Trên đây là thông tin chi tiết về tầm quan trọng của tầm soát ung thư vú ở nữ giới, đặc biệt là các chị em từ độ tuổi 40 trở lên. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình và chủ động kiểm tra để dự phòng sức khỏe tốt nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tụy di căn phổi và những điều cần biết