5 Điều bạn nên biết về hội chứng suy tim

Hội chứng suy tim hiện nay khá phổ biến, không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Người bệnh suy tim sẽ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.

Bạn đang đọc: 5 Điều bạn nên biết về hội chứng suy tim

1. Hội chứng suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng cơ tim không đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể, tim bị yếu. Hội chứng suy tim có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc liên quan tới chức năng tim. Bệnh lý này có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi được hoàn toàn.

Do hệ thống tim mạch không cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ thể nên người bệnh dễ bị mệt mỏi, khó thở. Các hoạt động hàng ngày có thể trở nên khó khăn hơn với người bệnh. Khi gắng sức, bệnh nhân có thể gặp tình trạng ứ dịch làm cho phổi bị tổn thương và phù ngoại vi.

5 Điều bạn nên biết về hội chứng suy tim

Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống

Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, hội chứng này sẽ có 4 cấp độ:

– Cấp độ I: Triệu chứng không rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh chính xác.

– Cấp độ II: Suy tim mức độ nhẹ, dấu hiệu thoáng qua.

– Cấp độ III: Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn, dấu hiệu bệnh thể hiện rõ ràng.

– Cấp độ IV: Tình trạng suy tim nặng, người bệnh phải nhập viện để điều trị.

2. Biểu hiện nhận biết bệnh

Khi mắc hội chứng này, các biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể tiến triển đột ngột hoặc dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng này là:

– Mệt mỏi, yếu sức cả ngày.

– Khó thở: xuất hiện khi người bệnh làm việc hoặc nghỉ ngơi. Khó thở nặng hơn là khi nằm đầu thấp, khó thở nhiều về đêm.

– Chân và mắt cá chân bị sưng: Điều này xảy ra do tình trạng tích nước trong cơ thể bệnh nhân. Dấu hiệu sưng có thể xuất hiện nhẹ vào buổi sáng và nặng dần hơn vào thời gian cuối ngày.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sau phẫu thuật điều trị các bệnh lý về tim mạch

5 Điều bạn nên biết về hội chứng suy tim

Dấu hiệu sưng ở chân và mắt cá chân

– Ho dai dẳng, kéo dài nặng hơn vào ban đêm.

– Ăn không thấy ngon miệng.

– Thở khò khè, bụng đầy hơi

– Tăng cân hoặc sụt cân không rõ lý do.

– Chóng mặt, dễ bị hiện tượng ngất xỉu.

– Nhịp đập tim không đều, đánh trống ngực

Một số bệnh nhân thấy lo lắng, mất ngủ, rơi vào trầm cảm.

3. Nguyên nhân gây bệnh suy tim

3.1. Nguyên nhân nền dẫn đến hội chứng suy tim

– Bệnh động mạch vành: Khi các mạch máu bị tắc nghẽn, tim sẽ thiếu oxy, ảnh hưởng tới sự co bóp của cơ tim.

– Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi mạch vành đột ngột bị tắc nghẽn, cản trở dòng máu nuôi đến cơ tim.

– Bệnh lý cơ tim: Nguyên nhân do chất kích thích hoặc liên quan tới các bệnh lý động mạch.

– Tăng huyết áp mạn tính.

– Bệnh tim bẩm sinh: Là một bất thường về tim khi sinh với các triệu chứng phức tạp.

– Bệnh van tim gây nên tình trạng hẹp hoặc hở van tim.

3.2. Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến hội chứng suy tim

– Các bệnh lý mãn tính dễ gây suy tim: suy thận, tiểu đường, bệnh tuyến giáp.

– Sử dụng thuốc điều trị ung thư hoặc các thuốc đặc biệt khác.

– Viêm cơ tim làm cho các tế bào cơ tim bị tổn thương.

– Bệnh nhân bị thiếu máu.

– Nhiễm khuẩn.

4. Suy tim có gây biến chứng không?

Mức độ nguy hiểm của hội chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các bệnh lý kèm theo.

Những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, phù không chỉ khiến người bệnh phải nhập viện mà bệnh suy tim còn đe dọa tính mạng bởi các biến chứng nguy hiểm sau:

– Phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi: Do một lượng dịch lớn ở phổi bị ứ lại nên sẽ gây khó thở, ho khan.

– Đột quỵ: Các cục máu đông hình thành, gây tắc động mạch vành, động mạch não.

5 Điều bạn nên biết về hội chứng suy tim

>>>>>Xem thêm: Cách phát hiện đột quỵ và sơ cứu đúng cách

Suy tim dễ gây nên tình trạng đột quỵ

– Van tim dễ bị hỏng: Do phải làm việc gắng sức nên dây chằng xung quanh tim bị hiện tượng giãn, đứt.

– Tổn thương thận: Suy tim khiến thận bị ảnh hưởng nên chức năng lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bị suy giảm.

– Tổn thương gan: Khả năng vận chuyển máu của tim bị yếu khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Để lâu dễ dẫn đến suy gan, xơ gan.

– Rối loạn nhịp tim: Tim đập bất thường gây rung nhĩ, rung thất…

– Đột tử do rối loạn nhịp tim.

5. Phòng ngừa hội chứng suy tim

– Ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày:

+ Chế độ ăn uống cần được bổ sung nhiều trái cây và rau xanh. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất oxy hóa có lợi cho tim mạch. Ngoài ra, nên ăn các thực phẩm giàu kali như cần tây, dưa hấu, cam, chuối, cá hồi, bông cải xanh.

+ Bổ sung các loại sữa giàu vitamin D, canxi như sữa chua hoa quả, sữa đậu nành, sữa gạo.

+ Giảm lượng muối mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm giàu Natri, chất đạm, chất béo. Thức ăn chế biến sẵn, các thực phẩm đóng hộp không tốt cho người bệnh bị suy tim.

+ Dựa vào mức độ suy tim và nhu cầu của bệnh nhân, lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày cần đúng theo quy định hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý truyền dịch khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Người bệnh có dấu hiệu phù tay, phù chân cần đặc biệt chú ý lượng nước uống hàng ngày. Bệnh nhân nên ăn nhạt hoàn toàn để không bị tích nước.

– Tránh xa thuốc lá và đồ chứa cồn như rượu, bia: Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia càng khiến bệnh suy tim thêm trầm trọng.

– Tập luyện thể dục hàng ngày: Việc này giúp người bệnh ổn định được huyết áp, nhịp tim cũng như đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện các động tác phù hợp với khả năng. Không nên thực hiện các bài tập nặng như nâng tạ, chạy bộ vì sẽ khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường.

– Giữ tinh thần lạc quan, nên tham gia sinh hoạt vào các câu lạc bộ giải trí.

– Nghiêm túc thực hiện điều trị của bác sĩ: Người bệnh nên tuân thủ nghiêm chỉnh mọi điều trị của bác sĩ. Khi thấy bệnh có triệu chứng thuyên giảm cũng không được tự ý dừng thuốc.

– Khám sức khỏe định kỳ: Người khỏe mạnh hoặc người bệnh cần định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Khi mắc các bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến bệnh suy tim, người bệnh cần tích cực điều trị và theo dõi sát sao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *