Nhiều người cho rằng loạn thị có thể giảm và tự khỏi mà không cần sử dụng các phương pháp điều trị từ y khoa. Vậy chính xác loạn thị có giảm được không, cần làm gì để giảm độ loạn thị,…? Hãy cùng tìm hiểu đáp án thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Loạn thị có giảm được không? Cách giảm độ loạn thị
1. Định nghĩa về loạn thị
Loạn thị xảy ra do cấu tạo bất thường của giác mạc hoặc ống kính bên trong mắt. Nếu bình thường nó phẳng và mịn trong tất cả các hướng thì ở trường hợp loạn thị, bề mặt lại có một số vị trí bị cong hoặc dốc hơn. Vì thế, hình ảnh sau khi đi qua giác mạc lại hội tụ ở nhiều điểm khác nhau. Sự khác thường này khiến người mắc tật loạn thị nhìn thấy hình ảnh bị nhòe và mờ.
Loạn thị khiến tầm nhìn bị mờ ở mọi khoảng cách và thường xuất hiện từ lúc mới sinh. Tật khúc xạ này có thể xảy ra đồng thời với cận thị hoặc viễn thị.
Giác mạc bất thường khiến tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm
2. Loạn thị có giảm được không?
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào y học càng phát triển. Cách làm giảm độ loạn thị đã không còn là vấn đề nếu được chẩn đoán sớm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Một số người đã từng mắc loạn thị cho rằng, loạn thị nhẹ có thể giảm và tự khỏi. Còn theo các bác sĩ nhãn khoa, loạn thị nhẹ (
Trên thực tế, khi đến 25 tuổi, cơ thể con người không còn phát triển nữa. Vì vậy nhãn cầu cũng không thể thay đổi được kích cỡ và hình dạng. Do đó, khi đến tuổi này loạn thị chắc chắn không thể giảm được nếu không thực hiện các biện pháp điều trị từ y khoa. Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị từ y khoa thì một số bài tập cho mắt cũng có thể giúp cải thiện thị lực cho người bị loạn thị.
3. Ba bài tập mắt cơ bản hỗ trợ giảm độ loạn thị
3.1. Bài tập thư giãn cơ mắt
Bài tập thư giãn cơ mắt có mục đích chính là giúp các cơ mắt giảm căng thẳng, và giảm đau ở mắt. Với bài tập này, ta sẽ thực hiện dùng ngón tay cái dựng thẳng ngay trước mặt sao cho ngang với tầm mắt (cách mũi khoảng 10cm). Tiếp đến, di chuyển ngón tay cái dần lên cao hoặc di chuyển sang 2 bên đến khi mắt không thể nhìn thấy được nữa. Sau đó, để ngón tay ở điểm mắt có thể nhìn thấy được trong vòng 2 giây thì hạ tay xuống.
Luyện tập bài thư giãn cơ mắt đều đặn từ 2 – 4 lần/1 tuần và mỗi lần chỉ cần tập trong vòng 2 phút có thể giúp thị lực được cải thiện.
3.2. Bài tập luyện mắt
Luyện mắt để cải thiện thị lực cho người loạn thị được thực hiện rất đơn giản. Để bắt đầu bài tập, bạn hãy lấy một cuốn sách mình yêu thích và đọc nó trong vài phút. Sau đó, hãy nhìn sang bất kỳ một vật nào khác ở xung quanh rồi tiếp tục trở lại đọc sách. Cứ tiếp tục lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi bạn mỏi mắt thì dừng lại.
Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng cách nào?
Luyện mắt với sách có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu
3.3. Bài tập massage cầu mắt
Massage cầu mắt là một trong những bài tập tốt cho những người đang bị loạn thị nặng. Để thực hiện, bạn sẽ bắt đầu nhắm mắt lại và đặt hai đầu ngón giữa lên hai mắt. Sau đó, nhẹ nhàng massage mắt từ trái sang phải, lên xuống, xoay quanh theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi động tác di chuyển tay trên cầu mắt cần thực hiện 10 lần và kéo dài trong khoảng một phút.
Về cơ bản, các bài tập mắt sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho đôi mắt sau khi tập. Thông qua đó, mắt được nghỉ ngơi và điều tiết lại. Tuy nhiên, phương pháp tốt là bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra. Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng mắt và tư vấn phương pháp điều trị tối ưu nhất.
4. Các phương pháp y khoa
Các phương pháp điều trị loạn thị từ y khoa là cách làm giảm độ loạn thị nhanh chóng và có kết quả rõ ràng nhất. Đã có rất nhiều bệnh nhân loạn thị được chẩn đoán và tiếp nhận các phương pháp điều trị sớm. Nhờ đó, mắt nhận được kết quả tốt, giúp thị lực được cải thiện đáng kể. Người bệnh có thể nhìn được hình ảnh một cách rõ ràng và dễ chịu hơn.
Đeo kính gọng và sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K là hai phương pháp phổ biến và an toàn nhất. Theo đó, thị lực của người bệnh được hỗ trợ cải thiện mà không cần phải phẫu thuật.
4.1. Đeo kính gọng
Việc đeo kính giúp tập hợp các tia sáng đi vào mắt lại một điểm duy nhất trên võng mạc. Đây là phương pháp hỗ trợ cải thiện thị lực an toàn nhất cho người bị loạn thị. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu đối với các bệnh nhân loạn thị nặng (từ 6 – 7 độ) và bệnh nhân trên 40 tuổi.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Khi mắt bị loạn thị nên đi thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị tối ưu
4.2. Phương pháp Ortho-K
Ortho-K là loại kính áp tròng cứng giúp điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc. Với loại kính này, người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 6 – 8 giờ mỗi ngày (thường vào thời gian ngủ ban đêm). Kính giúp giác mạc trở lại với độ cong bình thường trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, người bệnh có thể nhìn rõ suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Sử dụng Ortho-K trong điều chỉnh loạn thị là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả hiện nay, nhất là đối với trẻ em.
Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật định hình giác mạc cũng được dùng để hỗ trợ cải thiện thị lực cho bệnh nhân loạn thị. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Như vậy, loạn thị hoàn toàn có thể giảm được nếu áp dụng các bài tập và phương pháp điều trị phù hợp. Và độ loạn thị có giảm được không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. VD: tuổi tác, độ loạn thị, phương pháp điều trị,… Vì vậy, để tình trạng loạn thị sớm được cải thiện, bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.