“Thập nhân cửu trĩ” – câu nói đã cho thấy mức độ mắc trĩ phổ biến tới nhường nào. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về việc điều trị bệnh trĩ nên thường hay mắc phải những sai lầm làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chữa bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị bệnh trĩ và những sai lầm thường gặp
1. Tổng quan về điều trị bệnh trĩ
Trĩ là loại bệnh lý rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao mỗi năm. Trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại được phân biệt dựa theo vị trí hình thành búi trĩ. Trĩ ngoại có búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn còn búi trĩ nội nằm bên trong thành trực tràng.
Trĩ được chia thành các cấp độ (với trĩ nội) hoặc giai đoạn (với trĩ ngoại) dựa theo mức độ trở nặng của bệnh làm cơ sở cho quá trình thăm khám, phát hiện bệnh cũng như giúp việc điều trị được triển khai đúng hướng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ
– Với bệnh trĩ được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, búi trĩ mới hình thành và các triệu chứng chưa rõ ràng thì thường được ưu tiên điều trị bảo tồn. Tức là sử dụng thuốc đặc trị kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động đúng cách.
– Với bệnh trĩ trong giai đoạn trở nặng, búi trĩ phình to gây nhiều đau đớn kèm các triệu chứng nặng thì cần được điều trị can thiệp ngoại khoa, triệu tiêu búi trĩ.
– Điều trị trĩ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ đơn giản hơn, tỷ lệ thoát trĩ cao và hạn chế nguy cơ tái trĩ.
Trên hết, người bệnh trĩ cần chủ động thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa để đánh giá chi tiết tình trạng bệnh, tìm ra nguyên căn hình thành búi trĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Bệnh trĩ nên được điều trị càng sớm càng tốt, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Những sai lầm mắc phải trong quá trình điều trị trĩ
Bệnh trĩ là loại bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không thể chữa khỏi, trĩ tái đi tái lại nhiều lần không hiểu lý do tại sao.
Hãy cùng điểm qua những sai lầm nghiêm trọng thường gặp trong việc điều trị trĩ, khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
2.1. Giấu bệnh
Khi bắt đầu nhận thấy có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc bất thường ở hậu môn, có người vì chủ quan, có người vì tâm lý e ngại “bệnh khó nói” mà cứ vậy cho qua tự mình chịu đựng.
Chỉ đến khi bệnh đã trở nặng, các cơn đau rát và chảy máu nhiều, búi trĩ sưng to ra mủ cùng mùi hôi, không thể chịu đựng thêm mới bắt đầu nghĩ đến việc điều trị, bỏ qua thời điểm “vàng” chữa trĩ.
Giải pháp: Gạt bỏ tâm lý mặc cảm, ngay từ khi nghi ngờ các dấu hiệu của trĩ, cần chủ động thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn xử lý đúng cách sớm nhất, phục vụ công tác điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Tại sao bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ
Nhiều trường hợp vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh khiến bệnh trở nặng khi được phát hiện.
2.2. Trẻ em không mắc trĩ
Nhiều phụ huynh vẫn có suy nghĩ, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi còn vẫn có thể mắc phải ở trẻ trên 6 tuổi. Trường hợp trẻ bị trĩ thường rất khó chữa, bởi chữa trĩ là cả một quá trình kiên trì mà với trẻ khả năng tập trung, sức chịu đựng hạn chế, chưa phát triển đầy đủ.
Giải pháp: Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu hoặc kêu đau, ngứa vùng hậu môn thì nên đưa bé đến bệnh viện tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
2.3. Tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà
Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất mắc phải ở đông đảo người bệnh trĩ. Người bệnh thường tự ý mua thuốc về bôi, đắp lá hay thử các bài thuốc truyền miệng vô căn cứ.
Theo các chuyên gia, những phương pháp này còn cần phụ thuộc vào cơ địa từng người, chưa kể không phải bài thuốc dân gian nào cũng đúng nên phần lớn các trường hợp bệnh vừa không thuyên giảm mà các triệu chứng ngày một nghiêm trọng, tăng nguy cơ biến chứng và gây khó khăn trong việc điều trị sau này.
Giải pháp: Với từng tình trạng cụ thể sẽ có hướng điều trị phù hợp khác nhau. Người bệnh cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá chi tiết tình trạng bệnh và được chỉ định phương pháp điều trị đúng hướng.
>>>>>Xem thêm: Có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không?
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay áp dụng các bài thuốc khi chưa có chỉ định điều trị từ bác sĩ.
2.4. Mổ trĩ xong là thoát trĩ
Cho đến nay, phẫu thuật cắt trĩ được coi là phương pháp tối ưu giúp triệt tiêu búi trĩ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những mắt xích trong phác đồ điều trị trĩ toàn diện.
Hiệu quả của cả quá trình điều trị còn cần phụ thuộc vào giai đoạn chăm sóc hậu phẫu, nếu không chăm sóc đúng cách thì trĩ vẫn có thể tái phát và thường có xu hướng nặng hơn ở những lần trĩ sau. Bên cạnh đó, người bệnh chưa xử lý tận gốc căn nguyên gây ra trĩ nên bệnh vẫn còn “mầm mống” để quay trở lại.
Giải pháp: Người bệnh trĩ khi có chỉ định phẫu thuật cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được trang bị máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và áp dụng các phương pháp mổ trĩ tối ưu nhất hiện nay (điển hình là phương pháp mổ trĩ Longo ít xâm lấn, ít đau) để đảm bảo ca mổ được diễn ra thành công.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ từ việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tái khám đúng lịch,… để duy trì hiệu quả điều trị, từng bước thoát trĩ toàn diện.
Đặc biệt sau mổ nên tái khám để kiểm tra xác định căn nguyên gây bệnh là gì. Từ đó có hướng xử lý triệt để bệnh tư gốc mới có thể thoát trĩ hoàn toàn. Ví dụ nếu trĩ là do táo bón kéo dài thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày…
3. Kết luận
Trĩ không thể tự khỏi, càng để lâu bệnh thêm nghiêm trọng, chỉ có điều trị đúng cách mới có thể thoát trĩ hoàn toàn. Quan trọng nhất là hãy chủ động thăm khám ngay từ khi nghi ngờ dấu hiệu đầu tiên của trĩ, điều trị càng sớm tỷ lệ thành công càng cao và hạn chế nguy cơ tái trĩ.
Hy vọng, những thông tin được cung cấp bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và hiểu đúng về điều trị bệnh trĩ. Chữa trĩ là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và yêu cầu tính tuân thủ nghiêm ngặt, chính vì thế, mỗi người bệnh cần xác định tâm lý cho bản thân để sẵn sàng tiến hành điều trị thoát trĩ hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.