Loạn thị có chữa được không? Cách chữa loạn thị an toàn

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt thường gặp gây mờ mắt ở mọi khoảng cách gây khó khăn rất lớn trong cuộc sống người bệnh. Vậy loạn thị có chữa được không, chữa bằng cách nào sẽ được giải đáp chi tiết nhất ở bài viết dưới.

Bạn đang đọc: Loạn thị có chữa được không? Cách chữa loạn thị an toàn

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị là tật khúc xạ xảy ra khi tia sáng sau khi đi vào mắt được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Khiến hình ảnh nhìn thấy bị mờ nhòe và không rõ.

Nguyên nhân là do giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dáng bất thường làm khả năng tập trung ánh sáng ở giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể xảy ra đồng thời với cận thị thành tật cận loạn, viễn thị thành tật viễn loạn.

Các triệu chứng điển hình thường gặp ở người loạn thị:
– Hình ảnh nhìn thấy bị mờ, nhòe, không rõ nét.
– Mỏi mắt, nhìn mờ ở mọi khoảng cách.
– Hình ảnh nhìn thấy có xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.
– Nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt, kèm biểu hiện đau đầu và cổ.

Loạn thị có chữa được không? Cách chữa loạn thị an toàn

Các triệu chứng báo hiệu bạn có thể đang mắc tật loạn thị

2. Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị gây ra rất nhiều xáo trộn cho khả năng thị lực của người bệnh, nếu như không được điều trị đúng cách, lâu dần loạn thị sẽ tiến triển thành nhược thị. Lúc này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong điều trị, và trầm trọng hơn có thể sẽ đánh mất thị lực vĩnh viễn.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học ngày nay thì loạn thị hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được chẩn đoán sớm và tiếp nhận phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với người bị loạn thị nhẹ (

Mục tiêu điều trị loạn thị là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc trở lại bình thường nhằm cải thiện khả năng nhìn rõ và mang lại sự thoải mái cho mắt. Đeo kính gọng và sử dụng kính tiếp xúc cứng Ortho K là giải pháp hỗ trợ điều chỉnh các thông số ở mắt cho người loạn thị hiệu quả và an toàn nhất, giúp mắt có thể nhìn rõ mọi vật và dễ chịu.

3. Cách điều trị loạn thị an toàn

3.1. Đeo kính

Hiện nay, sử dụng kính gọng trong điều trị tật loạn thị không còn xa lạ, trong đó có loạn thị. Đó là phương pháp được y học ứng dụng trong điều trị tật khúc xạ từ sớm và nó vẫn là giải pháp an toàn và hiệu quả cho đến tận bây giờ.

Sử dụng kính gọng trong điều trị loạn thị là cách đơn giản nhất giúp hỗ trợ người bệnh cải thiện khả năng thị lực mà không cần động đến cấu trúc mắt. Người bệnh sẽ được trang bị một kính trụ có một mặt phẳng và một mặt hình trụ. Nó được chồng khít của rất nhiều thấu kính hội tụ và phân kỳ để giúp tia sáng khi truyền qua lăng kính có thể hội tụ tại đúng một điểm trên giác mạc của người loạn thị.

Ngoài kính gọng thì người bệnh có thể lựa chọn đeo kính áp tròng mềm để hỗ trợ khả năng nhìn rõ các vật. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với những người hay vận động mạnh như tập thể thao, bơi lội,..

Tìm hiểu thêm: Bệnh Glaucoma cấp: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Loạn thị có chữa được không? Cách chữa loạn thị an toàn

Đeo kính là giải pháp điều trị loạn thị được sử dụng phổ biến

3.2. Sử dụng kính tiếp xúc cứng Ortho-K

Ortho-K hay Orthokeratology là một loại kính áp tròng cứng giúp định hình lại “tạm thời” hình dạng của giác mạc và cải thiện thị lực. Nó được thiết kế đặc biệt với khả năng thấm khí nhằm cung cấp oxy cho mắt, đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh và đủ chắc chắn để định hình lại hình dạng của giác mạc.

Kính Ortho-K hoạt động bằng cách điều chỉnh lại tạm thời độ cong của giác mạc cho người loạn thị, làm cho ánh sáng được hội tụ ở đúng một điểm trên võng mạc. Lúc này sẽ giúp người loạn thị có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng vào ban ngày. Khi sử dụng kính chỉnh giác mạc Ortho-K, bệnh nhân sẽ đeo qua đêm khi ngủ và tháo ra vào ban ngày.

Ortho-K là lựa chọn tốt cho những ai không muốn đeo kính hoặc không thể dùng phương pháp phẫu thuật giác mạc. Tuy nhiên, khi thao tác với kính áp tròng cứng cần được thực hiện cẩn thận để tránh gây tổn thương đến mắt như trầy xước giác mạc, viêm mắt,… Do đó, người sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thức đeo và tháo kính, vệ sinh, bảo quản để khi sử dụng kính luôn đạt hiệu quả tối ưu nhất.

4. Cách chăm sóc mắt dành cho người loạn thị

4.1. Chủ động kiểm tra thị lực

Bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo, người bệnh loạn thị nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra thị lực khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, cộm mắt,… Nếu bị mắc tật loạn thị cần đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ (thường là 6 tháng/1 lần) để theo dõi và kịp thời tiếp nhận giải pháp điều trị phù hợp trong từng giai đoạn.

Loạn thị có chữa được không? Cách chữa loạn thị an toàn

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Cận thị có giảm độ không?

Chủ động kiểm tra thị lực giúp giúp chẩn đoán bệnh sớm để điều trị và tránh các biến chứng nặng của loạn thị

4.2. Giữ khoảng cách khi làm việc với máy tính

Màn hình máy tính nên đặt cách mắt khoảng 50 – 60 cm, tâm màn hình đặt thấp hơn tầm mắt khoảng 10 -20 cm. Nếu phải đánh máy văn bản, nên để văn bản nằm giữa bàn phím và màn hình hoặc sử dụng kẹp giấy để kẹp văn bản đứng lên và sát vào màn hình để tránh mắt phải liếc xa và điều tiết nhiều.

Bên cạnh đó, nên xây dựng thời gian nghỉ khoảng 15-20 phút sau mỗi 2 giờ làm việc với máy tính để làm giảm tình trạng mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng và mỏi vai giúp phòng tránh được những ảnh hưởng hội chứng thị giác do sử dụng máy tính gây ra.

4.3. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt

Không có thức ăn nào có thể chữa loạn thị. Tuy nhiên, người loạn thị cần có chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng.

Nên ăn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa để cung cấp năng lượng tốt hơn cho cơ thể, trong đó có đôi mắt. Bổ sung nhiều vitamin A trong thực phẩm là lựa chọn tốt giúp cải thiện thị lực như cà rốt, cá, cà chua, bí đỏ,..

4.4. Điều chỉnh ghế khi ngồi

Khi ngồi nên chỉnh ghế sao cho hai cẳng tay song song với nền nhà, hai đùi vuông góc với cẳng chân, hai bàn chân đặt phẳng trên nền nhà, giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng.

Ngoài ra, còn có một số cách khác giúp bảo vệ thị lực cho người loạn thị như đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, làm việc trong môi trường ánh sáng phù hợp, tránh các tổn thương ở mắt, đặc biệt là các tổn thương ở giác mạc, điều trị các bệnh lý khác về mắt để tránh biến chứng loạn thị,..

Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề loạn thị có chữa được không, cũng như cách điều trị và chăm sóc mắt cho người loạn thị. Nếu bạn đang mắc hoặc nghi ngờ mắc phải tật loạn thị hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và nhận tư vấn về phương pháp điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *