Rất nhiều người cần nội soi dạ dày nghe đồn rằng khi đi khám phải nhịn ăn. Vậy nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không và trong thời gian bao lâu? Những lưu ý nào bạn cần biết? Hãy cùng tìm hiểu về nội soi dạ dày qua bài viết này.
Bạn đang đọc: Khi thực hiện nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
1. Tìm hiểu về nội soi dạ dày
Trước khi đi sâu vào lưu ý nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không thì cần tìm hiểu về quy trình thực hiện. Nội soi dạ dày là phương pháp khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa. Bộ phận này bao gồm: Thực quản, dạ dày, tá tràng,…
Việc nội soi giúp phát hiện và điều trị các bệnh về tiêu hóa như: Loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết dạ dày,… Đồng thời phương pháp này còn giúp lấy các dị vật trong đường tiêu hóa.
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi rồi đi sâu xuống dưới để kiểm tra. Camera gắn trên đầu ống nội soi có nhiệm vụ thu lại những hình ảnh ghi nhận được và chiếu trên màn hình quan sát. Tất cả những bất thường của hệ tiêu hóa sẽ được bác sĩ quan sát và chẩn đoán. Nội soi dạ dày chính là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm các vấn đề của hệ tiêu hóa
2. Vậy khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Nhiều người đồn rằng khi nội soi dạ dày rất khổ sở. Người bệnh phải nhịn ăn cả ngày tới đói lả. Vậy thì những lời đồn đoán đó đúng bao nhiêu phần trăm?
2.1 Giải đáp câu hỏi “ Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?”
Sau khi hiểu rõ quy trình nội soi vậy thì nội soi dạ dày có cần phải nhịn ăn không? Câu trả lời là có. Nhìn ăn là một khâu chuẩn bị quan trọng để thực hiện thăm khám. Dạ dày rỗng sẽ cho hình ảnh nội soi rõ ràng và chính xác. Một số trường hợp ngoài nhịn ăn bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng hoặc làm sạch ruột trước khi nội soi.
2.2 Các yêu cầu khi nội soi
– Người khám sẽ cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày. Không ăn uống cũng giúp người bệnh không bị sặc thức ăn, trào ngược. Người bệnh cũng không được uống các loại nước có màu như: Sữa, nước ngọt, cà phê vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng quan sát.
– Bệnh nhân nên đi khám vào buổi sáng để đảm bảo kết quả tốt nhất. Sau một giấc ngủ dài dạ dày sẽ rỗng vì vậy sẽ thuận lợi cho việc nội soi và cũng đem lại sự an toàn cho người khám.
– Trường hợp người nội soi bị hẹp môn vị cần nhịn ăn từ 12 tiếng tới 1 ngày hoặc đặt ống bơm rửa dạ dày.
– Với các trường hợp nội soi gây mê cần nhịn ăn và cả uống nước trước khoảng 6-8 tiếng. Nếu người bệnh không chấp hành sẽ dễ bị trào ngược nước vào phổi.
– Nếu bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch, hô hấp, dị ứng hoặc đang sử dụng các loại thuốc thì cần trao đổi với bác sĩ. Dựa vào tình hình thực tế mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thăm khám phù hợp.
Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Trước khi nội soi cần nhịn ăn từ khoảng 6 tới 8 tiếng
3. Khi nào cần nội soi dạ dày?
Khi thấy một trong các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa dưới đây, người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày ngay.
– Thường xuyên có cơn đau ở vùng xương ức, thượng vị dạ dày
– Hay ợ chua, đầy hơi
– Cảm giác bị trào ngược dạ dày
– Ăn không ngon miệng, chán ăn
– Buồn nôn, nôn ra máu
– Đi ngoài có lẫn máu
– Buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu
– Đi ngoài ra máu
– Đau và nóng rát thượng vị dạ dày
– Ho liên tục, viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần
– Nuốt đau hoặc khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng
– Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
– Trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP
Nội soi dạ dày còn được thực hiện trong các gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát bệnh về hệ tiêu hóa. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn siêu âm hoặc chụp X quang thông thường.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu bệnh gan nhiễm mỡ ở người trẻ không do rượu
Bạn cần chú ý tới các triệu chứng bất thường để sớm đi khám bệnh
4. Những điều cần lưu ý khi nội soi dạ dày
Cả trước và sau khi thực hiện nội soi, bệnh nhân cũng thực hiện một số lưu ý. Việc này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
4.1 Trước khi nội soi
Hơn ai hết, người bệnh cần cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi nội soi. Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm máu cần thiết khi nội soi.
Hiện nay có phương pháp gây mê và không gây mê. Nếu bệnh nhân lựa chọn phương thức gây mê thì cần có người thân đi cùng để đảm bảo an toàn.
Bạn nên thông báo các loại thuốc đang dùng với bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân dừng uống vitamin hoặc thuốc khoảng 4-7 ngày trước khi nội soi.
4.2 Sau khi nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày người bệnh có thể thấy khó chịu ở cổ họng và bụng do ống nội soi luồn sâu vào dạ dày. Nếu cảm thấy quá đau họng bạn có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng. Nước muối sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn không cần phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ hay giảm giảm đau vì cảm giác khó chịu này sẽ mất sau khoảng 12 tiếng đến 1 ngày.
4.3 Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Chế độ ăn uống hợp lý
– Các thực phẩm nên ăn
Một tuần trước khi nội soi bạn nên ăn các món dễ tiêu hóa. Trước 2 ngày khám bạn cần uống nhiều nước để giúp dạ dày không bị mất nước. Trước một ngày nội soi bạn ăn cháo, súp,…Người nội soi dạ dày cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước giờ tiến hành.
Sau khi nội soi, bệnh nhân cũng nên dùng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Chú ý chỉ uống sữa nguội. Sữa đang nóng có thể làm tổn thương dạ dày.
– Các thực phẩm nên tránh
Trước khi nội soi nên tránh các món khó tiêu hóa, nhiều chất xơ: Các loại ngũ cốc gốm yến mạch, vừng, bánh mì,…Bạn cũng không nên uống các loại nước có màu vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng quan sát của bác sĩ. Việc này có thể dẫn đến những nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán.
Sau khi nội soi cần tránh các thực phẩm cay nóng có thể gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Xơ gan là gì và có nguy hiểm không?
Người bệnh nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng lên dạ dày
Qua bài viết, chắc rằng bạn đã biết được nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không. Mong rằng với sự chuẩn bị kỹ cả trước và sau khi nội soi sẽ giúp bạn có kết quả khám bệnh chính xác nhất. Đồng thời giúp bảo vệ dạ dày trước những tác động có thể gây tổn thương.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.