Dù bệnh quai bị là bệnh lành tính, có thể tự khỏi từ 7-10 ngày, nhưng khi không có cách phòng tránh và xử lý kịp thời, nam giới có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới.
Bạn đang đọc: Cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới
Cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới
Anh T.V.A (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) vào viện trong tình trạng sốt, sưng đau góc hàm hai bên, tinh hoàn bên trái sưng đau. Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chẩn đoán bệnh nhân A mắc quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn bên trái.
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện dịch trong màng tinh hoàn, tinh hoàn bên trái có kích thước to hơn bình thường. Năm ngày trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với một người bạn mắc quai bị.
Cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới
Một ngày sau, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau góc hàm bên phải, sau đó bệnh lan xuống tinh hoàn bên trái. Bệnh nhân tự điều trị tại nhà không khỏi.
Theo các chuyên gia, 25-30% tỷ lệ nam giới bị quai bị khi không điều trị kịp thời có thể khiến một hoặc hai bên túi tinh bị viêm. Tình trạng này có thể khiến tinh hoàn suy yếu chức năng hoạt động, gây vô sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là tinh hoàn đột ngột sưng to 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, nóng và cứng hơn.
Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 1 tuần và tinh hoàn tự động nhỏ lại như cũ. Sau thời gian này, hầu hết người bệnh nam giới đều chỉ có thể sản xuất ra lượng tinh dịch loãng, tinh trùng hạn chế và chất lượng tinh binh không ổn định. Nguy hiểm hơn một số nam giới có nguy cơ bị teo tinh hoàn hoàn toàn, diễn biến từ 1-6 tháng sau đợt viêm mào tinh hoàn, khiến quá trình sinh tinh giảm dần và biến mất hoàn toàn, gây vô sinh.
Cẩn thận trong điều trị phòng ngừa biến chứng quai bị ở nam giới
– Bệnh nhân quai bị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng lây nhiễm.
– Nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần từ thời gian phát bệnh để chữa trị hiệu quả. Không vận động mạnh, đặc biệt quai bị ở nam giới nên hạn chế vận động, chơi thể thao khi thấy tinh hoàn bị sưng.
Tìm hiểu thêm: Điều trị giang mai ở phụ nữ, phòng tránh biến chứng vô sinh
Hạ sốt đúng cách khi bị quai bị
– Khi sốt cao, hạ thân nhiệt bằng khăn ấm.
– Nên kiêng gió, nước lạnh trong suốt thời gian phát bệnh cho đến khi chữa lành hoàn toàn.
-Vệ sinh răng miệng trong thời gian bị quai bị, súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn.
– Chọn lựa ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở… để đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn dễ tiêu hóa.
– Không ăn các loại thức ăn hải sản, cá biển, cá mè, cá chép, đồ nếp.
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như các loại vitamin, chất xơ từ rau củ và trái cây nhằm cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Giữ thân thể sạch sẽ bằng việc lau người hằng ngày chứ không nên tắm nước lạnh hoàn toàn.
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc chưa được phép, bôi đắp lên vùng bị sưng gây biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đảm bảo an toàn
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách
Bệnh quai bị ở nam giới là một trong những chứng bệnh thường gặp. Độ tuổi phát bệnh nhiều nhất thường ở trẻ nhỏ và nam giới vị thành niên giai đoạn từ 8-15 tuổi, một số trường hợp xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành. Cần điều trị đúng cách để đảm bảo phòng tránh những nguy cơ biến chứng gây vô sinh ở nam giới hiệu quả.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thông tin chi tiết về bệnh lý này, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.