Người bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

Tim đập nhanh chậm bất thường có thể xuất phát từ tâm lý hồi hộp, lo lắng, làm việc quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, kéo dài thì không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Vậy nếu bị rối loạn nhịp tim nên làm gì, cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Người bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

1. Lý giải nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim mất đi sự đồng nhất, đồng đều vốn có. Tức là nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu. Điều này gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim rối loạn rất đa dạng, không phải tất cả trường hợp đều giống nhau. Một số nhóm nguyên nhân phổ biến là:

1.1. Bệnh lý tim mạch

Các bệnh tim mạch bao gồm bệnh van tim, bệnh viêm màng tim, tổn thương cơ tim, suy tim có thể gây ra nhịp tim rối loạn.

1.2. Bất thường di truyền

Một số yếu tố di truyền có thể gây rối loạn nhịp tim là:

– Hội chứng khoảng QT dài

– Hội chứng Brugada

– Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW)

1.3. Yếu tố cơ địa

Một số trường hợp có cấu trúc tim, hệ thống dẫn truyền điện trong tim bất thường là điều kiện lý tưởng gây ra rối loạn nhịp.

1.4. Bất thường điện giải điện

Các rối loạn điện giải cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm: cân bằng điện giải kali, magnesium hoặc calcium bất thường.

1.5. Ảnh hưởng của bệnh lý không liên quan đến tim

Các bệnh lý sau đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim, bao gồm:

– Bệnh lý tuyến giáp

– Bệnh phế quản phổi mạn tính

– Bệnh tiểu đường

– Suy thận

1.6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ là làm nhịp tim rối loạn.

– Thuốc chống loạn nhịp

– Thuốc chống co giật

– Thuốc hóa trị

– Một số loại thuốc điều trị khác cũng gây ra nhịp tim bất thường

Người bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

Một số loại thuốc ảnh hưởng tới nhịp đập của tim hoặc gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng

1.7. Ảnh hưởng từ chất kích thích

Sử dụng chất kích thích bao gồm rượu, thuốc lá, caffeine, chất gây nghiện liên tục, với lượng lớn cũng ảnh hưởng đến nhịp tim.

2. Dấu hiệu cảnh báo nhịp tim rối loạn

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim:

– Cảm giác tim đập mạnh: có thể cảm nhận rõ sự bất thường của nhịp tim, có thể là tim đập quá nhanh, mạnh, thình thịch.

– Nhịp tim không đều: do nhịp tim bị bỏ qua, gián đoạn nên nhịp tim không đều.

– Hụt hơi, thở dốc: khi nhịp tim không đều, máu sẽ không được bơm đầy đủ dẫn đến cảm giác hụt hơi, thở dốc. Khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân hụt hơi ngay cả khi không làm gì.

– Đau tức ngực: bệnh gây ra những cơn đau tức, khó chịu vùng ngực. Nhiều người miêu tả có cảm giác ngực bị đè nặng, nhức nhối.

– Chóng mặt, hoa mắt, ngất: nhịp tim không đều, quá nhanh làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra tình trạng hoa mắt thậm chí ngất xỉu.

– Mệt mỏi: rối loạn nhịp khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, đặc biệt là khi gắng sức.

– Lo lắng, bất an: nhịp tim nhanh chậm bất thường gây ra sự lo lắng, sợ hãi, bồn chồn.

3. Gợi ý: bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

3.1. Giải đáp bị rối loạn nhịp tim nên làm gì? – Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng bậc nhất với sức khỏe mỗi người. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, bạn sẽ mệt mỏi, tim đập nhanh và huyết áp cao. Nguyên nhân là vì không đủ nước sẽ khiến lượng máu trong cơ thể suy giảm. Đồng thời nồng độ chất điện giải trong máu cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tim đập bất thường, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống dồn dập một lúc. Ngoài nước lọc, có thể uống nước ép, trà thảo mộc, …

3.2. Giải đáp bị rối loạn nhịp tim nên làm gì? – Bổ sung chất điện giải

Những chất điện giải như kali, canxi, natri, magie có tác dụng thúc đẩy hoạt động co bóp của tim. Khi nồng độ các chất điện giải này rối loạn cũng gây ra các bất thường về nhịp tim. Do đó đừng quên bổ sung chất điện giải.

Bệnh nhân có thể bổ sung thông qua việc ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, sữa, phô mai, yến mạch. Lưu ý không được bổ sung natri bằng cách ăn mặn để tránh huyết áp cao.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân tim mạch nên ăn gì tốt nhất?

Người bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

Tăng cường bổ sung các thực phẩm từ thực vật như các loại hạt, rau xanh, hoa quả

3.3. Nên làm mát cơ thể

Nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, da khô và đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể dễ mất nước. Mà khi cơ thể thiếu nước sẽ làm nhịp tim nhanh. Do đó, người bệnh cũng cần chú ý làm mát cơ thể.

Không nên ra ngoài nắng quá lâu, đặc biệt vào khung giờ cao điểm từ 12h – 15h. Nếu cảm thấy tim đập nhanh, tức ngực, cần tìm bóng râm và nơi mát mẻ. Tắm rửa thường xuyên, mặc đồ thoải mái, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để làm mát cơ thể.

3.4. Tập thể dục thể thao

Người bị rối loạn nhịp tim nên thường xuyên vận động, tập các bài tập vừa sức, nhẹ nhàng như:

– Ngồi thiền

– Yoga

– Đi bộ

– Đạp xe

Lưu ý không nên tập quá sức, tập liên tục làm tăng gánh nặng cho tim. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp nhất.

Người bị rối loạn nhịp tim nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý cách sơ cứu người bị co giật an toàn 

Đi bộ chậm phù hợp với người bị rối loạn nhịp tim, thay đổi tâm trạng và cải thiện sức khỏe

3.5. Tránh xa chất kích thích, tác nhân gây hại

Các chất kích thích khiến cơ thể tăng cường tiêu thụ oxy, tim co bóp và làm việc nhiều hơn, dẫn đến tim đập nhanh hơn. Vì vậy, để điều trị nhịp tim rối loạn, người bệnh nên tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Những chất này không chỉ gây hại cho tim mà còn tàn phá sức khỏe nghiêm trọng.

Ngoài ra cũng nên giữ tâm trí thoải mái, vui vẻ. Căng thẳng, áp lực, lo âu cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Hãy hít sâu, thở ra nhẹ nhàng, nghe nhạc nhẹ để nhịp tim được ổn định trở lại.

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến suy tim, đe dọa đến tính mạng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng, đem lại kết quả tích cực. Do đó khi thấy tim đập nhanh, chậm bất thường, người bệnh cần đến chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *