Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

Suy tim là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, do đó ngay khi xuất hiện triệu chứng cần thăm khám và điều trị sớm.Phác đồ điều trị suy tim thay đổi theo 4 mức độ của bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc. 

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

1. Triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim cần biết

1.1. Khó thở

Đây là triệu chứng cảnh báo suy tim hầu hết bệnh nhân nào cũng trải qua. Đặc biệt người bệnh cảm thấy khó thở hơn khi ở tư thế thấp đầu, nằm hoặc lúc gắng sức. Chính vì thế khi có dấu hiệu tức ngực, thở gấp, hồi hộp, hụt hơi thì hãy nghĩ ngay đến bệnh suy tim.

Bệnh tiến triển càng nặng thì mức độ khó thở cũng ngày một tăng lên. Khi đó, ngay cả khi làm những việc đơn giản như tắm giặt cũng thấy khó thở. Mức độ nguy hiểm nhất là ngay cả khi ngồi nghỉ cũng khó thở.

Nguyên nhân là do tim suy yếu nên không thể hút được máu từ phổi về, từ đó gây ra tình trạng ứ huyết ở phổi. Khi đó, phổi mất tính đàn hồi và cứng nên các cơ thở phải hoạt động nhiều hơn để phổi có thể giãn ra và không khí lọt vào được. Vì thế, tim gắng sức liên tục nên sinh ra triệu chứng khó thở.

Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

Khó thở là triệu chứng cảnh báo đặc trưng của bệnh lý suy tim

1.2. Ngực đau thắt, nặng ngực

Người bệnh suy tim nếu gắng sức thì sẽ xuất hiện triệu chứng đau ngực trái, thường xuyên tức và nặng ngực, có cảm giác ngực bị ép hoặc thắt nghẹn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ

Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

Bệnh nhân suy tim thường xuyên xuất hiện cảm giác đánh trống ngực, đau tức ngực

1.3. Có hiện tượng phù nề

Bệnh lý khiến tim suy giảm chức năng, giảm lưu lượng máu tống đi, máu theo tĩnh mạch về tim bị ùn ứ. Chính điều này khiến mao mạch căng lên, dịch thoát khỏi thành mao mạch đến các bộ phận lân cận và gây ra tình trạng phù.

1.4. Ho khan

Tình trạng ho khan kéo dài cũng là triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh lý suy tim. Bệnh nhân ho khan hoặc có thể ho khạc ra đờm. Tình trạng ho kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi và khàn tiếng. Bệnh càng tiến triển nặng thì người bệnh ho càng nhiều, ho nhiều hơn khi nằm xuống.

1.5. Mệt mỏi

Mệt mỏi ở người bệnh suy tim ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. Tim suy yếu khiến việc thực hiện hoạt động đơn giản như vệ sinh cá nhân, ăn uống cũng gây mệt mỏi, kiệt sức. Bệnh càng nặng thì mức độ mệt mỏi càng tăng, nhiều trường hợp chỉ cần bước đi cũng thấy mất sức.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi là do lượng máu bơm đi ngày càng thiếu hụt và không đủ máu cung cấp đến mọi cơ quan. Do thiếu máu nên người bệnh còn bị suy nhược cơ thể, chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy giảm trí nhớ.

2. Phác đồ điều trị suy tim qua các giai đoạn

2.1. Phác đồ điều trị suy tim giai đoạn A

Ở giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân chỉ mới có nguy cơ cao bị suy tim nhưng chưa có triệu chứng điển hình. Do đó, cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và điều trị các bệnh lý nguy cơ dẫn đến suy tim, cụ thể là:

– Bệnh tăng huyết áp

– Rối loạn mỡ máu

– Tiểu đường

– Rối loạn nhịp tim

– Suy giáp

– Cường giáp

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống dành cho người bệnh tim

– Bỏ rượu bia, thuốc lá, ma túy và chất kích thích.

– Ăn uống điều độ, tăng cường ăn các nhóm chất tốt cho tim.

– Tập luyện đều đặn nhưng chỉ tập vừa sức, tránh gắng sức làm tim bị mệt.

– Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế để tình trạng lo lắng, stress kéo dài.

Ngoài ra tùy vào tình trạng từng người mà bác sẽ sẽ chỉ định điều trị hợp lý bao gồm:

– Đo phân suất tống máu EF bằng siêu âm tim dành cho bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc chính người bệnh mắc bệnh tim.

– Những người bị xơ vữa động mạch, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc các yếu tố tim mạch khác cần được kiểm soát tốt.

– Một số trường hợp sẽ được chỉ định uống một số nhóm thuốc để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Phác đồ điều trị suy tim qua từng giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Bị bệnh động mạch vành cần kiêng ăn gì?

Người bệnh yoga hoàn toàn có thể tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức

2.2. Phác đồ điều trị suy tim giai đoạn B

Giai đoạn B là đã có bệnh tim thực tổn nhưng chưa xuất hiện triệu chứng của suy tim. Phác đồ điều trị suy tim cho giai đoạn này là:

– Sử dụng thuốc

– Phẫu thuật sửa van hoặc thay van có thể áp dụng

– Điều trị tích cực các bệnh lý, bệnh nền kèm theo

Ở giai đoạn này, mức độ ảnh hưởng của bệnh chưa thực sự nghiêm trọng. Do đó việc điều trị tương đối tích cực và bệnh nhân có khả năng hồi phục cao.

2.3. Phương pháp điều trị suy tim giai đoạn C

Giai đoạn C là khi bệnh nhân có bệnh tim thực tổn và triệu chứng suy tim đã rõ ràng. Điều trị suy tim độ 3 cần đúng chỉ định, tuân thủ nghiêm ngặt nếu không sẽ khiến bệnh trở nặng, gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị suy tim độ 3 thường là:

– Sử dụng thuốc

– Điều trị bằng thiết bị chuyên dụng cho tim

– Luyện tập thể lực theo bài tập được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân suy tim

Như đã nói ở trên, bệnh ở cấp độ 3 đã bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó cần thực hiện đúng theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Đồng thời không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chế độ ăn uống và tập luyện cũng cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

2.4. Phương pháp điều trị suy tim giai đoạn D

Khi suy tim đã đến giai đoạn cuối thì cần phải có các phương pháp can thiệp đặc biệt. Bởi vì bệnh có nguy cơ kháng trị.

Trong giai đoạn này, việc định lượng và xử trí tình trạng ứ dịch là điều quan trọng nhất. Các phương pháp cơ bản được áp dụng trong suy tim cấp độ cuối cùng thường là:

– Truyền tĩnh mạch

– Dùng lợi tiểu song cần chú ý liều lượng sao cho phù hợp

– Chỉ định phẫu thuật

Suy tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm đem lại nhiều ý nghĩa tích cực cho người bệnh. Ngay khi xuất hiện triệu chứng khó thở, đau tức ngực, hụt hơi cần đến chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh từ đó chăm sóc tốt sức khỏe của mình cũng như người thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *