Việc hỗ trợ điều trị hen phế quản ở bà bầu có nhiều điểm khác biệt so với hỗ trợ điều trị bệnh ở người bình thường, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Bạn đang đọc: Hen phế quản ở bà bầu có nhiều điểm khác biệt
1. Hiểu về hen phế quản
Thực chất, hen phế quản ở người bình thường hay hen phế quản ở bà bầu là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, và sự co thắt phế quản kéo theo sự tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản, từ đó gây ra tình trạng khó thở.
Hen phế quản ở bà bầu cần được hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh
Hen là một bệnh có thể gặp mọi lứa tuổi, bệnh cũng có thể gặp ở phụ nữ có thai. Biểu hiện của bệnh hen phế quả ở bà bầu là cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, người bệnh có biểu hiện nói hổn hển, độ bão hoà ôxy giảm, khám thấy nhịp tim nhanh, ho nhiều đặc biệt là vào buổi tối, người bệnh có cơn co rút cơ hô hấp .
Hen phế quản ở bà bầu là do sự thay đổi hormon; giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch của người mẹ. Hen phế quản ở bà bầu có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 ca không thay đổi. Vì vậy hen phế quản ở bà bầu cần đảm bảo kiểm soát tốt bệnh khi mang thai, tránh để bệnh diễn tiến nhanh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bị viêm âm đạo khi mang thai phải làm sao?
Hen phế quản khi mang thai cần được hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm
2. Hen phế quản ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng hen phế quản ở bà bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi: khi bị hen phế quản, người mẹ thiếu ôxy, ảnh hưởng đến rau thai và giới tính của thai. Do đo,hen phế quản ở bà bầu nếu không kiểm soát hen tốt, tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như sinh non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, thai dị dạng, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh, đái tháo đường thai kỳ,…
Thông thường, phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc: dạng xịt, dạng uống ngừng trước 48 giờ khi sinh. Ở các trường hợp hen nặng có thể sử dụng thuốc bằng đường toàn thân đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Ung thư thận là gì? 7 Dấu hiệu GIÚP bạn dễ nhận biết bệnh
Khám thai định kỳ không chỉ giúp theo dõi bước phát triển của thai nhi mà còn đảm bảo kiểm soát bệnh
Ngoài ra, do tình trạng viêm của hen phế quản gây phù nề trong lòng phế quản, do đó hỗ trợ điều trị thường phải sử dụng thuốc chống viêm.
Tuy nhiên, những chị em bị hen phế quản khi mang bầu nên đến khám chuyên khoa và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, bởi liều lượng sử dụng thuốc cũng như loại thuốc cần được bác sĩ chỉ định phù hợp, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
3. Hỗ trợ điều trị hen phế quản khi mang thai
Nguyên tắc trong hỗ trợ điều trị hen phế quản ở bà bầu hay người bình thường là nhằm mục đích hỗ trợ điều trị dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, đồng thời duy trì các hoạt động bình thường, duy trì chức năng hô hấp.
Khám thai định kỳ để theo dõi từng bước phát triển của thai nhi cũng như nắm rõ tình trạng sức khỏe, quá trình diễn tiến của bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.