Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn nhằm mục đích thắt và cắt các tĩnh mạch tinh giãn mất chức năng. Đây là một phẫu thuật can thiệp tối thiểu, có nghĩa là đường rạch trên da sẽ rất nhỏ. Người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn và hầu như không gặp bất cứ vấn đề gì trong sinh hoạt.
Nhiều nghiên cứu cho biết: giãn tĩnh mạch tinh hoàn chiếm 15% ở nam giới và là nguyên nhân gây vô sinh nam với tỷ lệ lên đến 40%. Trong đó, khoảng 35% trường hợp vô sinh nam nguyên phát và 75-81% trường hợp vô sinh nam thứ phát. 90% bị giãn ở bìu bên trái và khoảng 10% bị giãn cả hai bên. Có khoảng 20% đàn ông mắc chứng giãn tĩnh mạch tinh sẽ bị hiếm muộn.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn chiếm 15% ở nam giới và là nguyên nhân gây vô sinh nam với tỷ lệ lên đến 40%

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có thể do nhiều yếu tố như tăng nhiệt độ ở bìu, trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận và thận vào tĩnh mạch tinh hoàn, ứ đọng máu tĩnh mạch…Dù do nguyên nhân gì thì phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là phương pháp chủ yếu giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Lưu ý khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Trước khi phẫu thuật: 10 ngày trước mổ, người bệnh không nên sử dụng các thuốc thuộc dòng aspirin như ibuprofen hay naproxen. Đây là những thuốc thường dùng để hạ sốt, giảm đau. Những thuốc này có thể gây tình trạng chảy máu khó kiểm soát trong và sau mổ. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng những thuốc dạng này thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sau phẫu thuật: Trong vòng 24h sau mổ, người bệnh cần cố gắng không có những hoạt động mạnh. Có thể đi lại sinh hoạt nhẹ nhàng nhưng không nên chạy nhảy hay chơi các môn thể thao vận động mạnh
Người bệnh có thể ăn uống sau khi mổ 2-3 giờ. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bắt đầu ăn từ những thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, sau đó ăn đặc dần lên.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm tinh hoàn và những điều cần biết

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh

Thuốc giảm đau: Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau ngay sau mổ. Thuốc có thể dùng theo đường đặt hậu môn nếu trẻ bé, hoặc đường uống nếu trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên, vết mổ thường rất nhỏ nên thường ít có biểu hiện đau quá mức.
Ngày thứ 2 sau mổ: Có thể các triệu chứng sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn có thể tăng so với ngày thứ nhất, vết mổ có thể có một ít dịch thấm, sưng nề và bầm tím nhẹ. Đó đều là các biểu hiện bình thường sau mổ. Ngày thứ 2 sau mổ, người bệnh sẽ không cần hạn chế loại thức ăn hay nước uống nào và có thể trở về sinh hoạt như bình thường.
Từ ngày thứ 3 trở đi, có thể cho bệnh nhân tắm. Chú ý khi tắm vẫn có thể để lại băng gạc, sau khi tắm xong, thay băng gạc khác.

Triệu chứng nào cần đi khám ngay?

Sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở vùng bìu. Các triệu chứng có thể là:

  • Vùng bìu có cảm giác căng tức, da bìu có thể chuyển sang màu thâm tím hoặc đỏ.
  • Bìu bên mổ sưng to hơn bên kia.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

>>>>>Xem thêm: Hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân và xử trí

Người bệnh cần tránh hoạt động mạnh và đi khám lại khi có những dấu hiệu bất thường

Các triệu chứng này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai và thường kéo dài một vài tuần hoặc một tháng sau mổ và sẽ mất đi dần dần. Để hạn chế sưng đau tinh hoàn và bìu sau mổ, bố mẹ nên cho bệnh nhân nằm yên tại giường trong vòng 24 giờ đầu và có thể dùng khăn lạnh chườm mát vùng bìu trong 1, 2 ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tới bệnh viện ngay khi có những triệu chứng: sốt, co giật, buồn nôn hoặc nôn; tác dụng phụ của thuốc như nổi mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn; vết mổ đau nhiều, tấy đỏ, sưng, chảy dịch hoặc máu số lượng nhiều.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *