Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh tiểu đường type 2, sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao, điều này sẽ giúp giảm bớt các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Bạn đang đọc: Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 là một dạng của bệnh tiểu đường, thường gặp ở người có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường type 2 là một dạng của bệnh tiểu đường. Thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên. Bệnh có thể xuất hiện ở những người trẻ, nhưng chủ yếu là do yếu tố gia đình hoặc thường gặp đối với những trẻ bị thừa cân, béo phì.

Tiểu đường type 2 hay bệnh tiểu đường nói chung đây được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh thường có diễn biến âm thầm, đến khi xuất hiện các triệu chứng hoặc biến chứng người bệnh mới biết mình mắc bệnh. Tiểu đường hiện nay đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân chủ yếu là do thế hệ trẻ em ngày càng ít vận động, chế độ ăn uống có chứa hàm lượng đường và mỡ cao, dẫn đến thừa cân, béo phì, lâu ngày dễ gây ra bệnh tiểu đường.

Vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 có ý nghĩa rất quan trọng giúp người bệnh thăm khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, giảm các biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 có thể nhận biết sớm

Đi tiểu thường xuyên

Người bị mắc bệnh tiều đường thường đi tiểu nhiều lần. Khi hàm lượng đường trong máu cao, chúng xâm nhập vào đường tiết niệu, khi đó thận phải làm việc quá sức, không thể hoạt động nhịp nhàng và khi hàm lượng glucose trong nước tiểu cao sẽ thu hút một lượng lớn nước, điều này khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.

Khát nước

Lúc nào cũng cảm thấy khát là một trong những triệu chứng ban đầu đáng chú ý của người mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi lượng đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể khát nước, khi đó cần cung cấp lượng nước để bù lại phần nước đã mất đi. Và cứ như một vòng luẩn quẩn, khát nước uống nước đi tiểu nhiều và lại khát nước.

Hay cảm thấy đói

Tìm hiểu thêm: Tại sao nên lấy máu xét nghiệm tại nhà?

Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Người mắc bệnh tiều đường thường hay có cảm giác đói liên tục mặc dù vừa mới ăn xong. (ảnh minh họa)

Triệu chứng thèm ăn là một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn cần chú ý. Điều này là do khi bạn đói, lượng đường trong máu có thể quá cao hoặc quá thấp. Đường sẽ đảm nhận chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát ra tín hiệu cần thêm đường và từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy đói, thèm ăn, mặc dù vừa mới ăn xong.

Đau hoặc tê bàn tay, chân

Các triệu chứng như đau nhức, tê mỏi bàn tay, bàn chân có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở giai đoạn sớm.

Cảm giác tê, nhức mỏi ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân là một dấu hiệu tổn thương dây thần kinh. Những người bị mắc bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nặng trong đó có tê bì tay chân, sưng đau tay, chân ngày càng nặng hơn.

Lâu lành vết thương

Đây cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường type 2. Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao, khiến lượng máu lưu thông kém, gây tác động đến hệ tuần hoàn, ngoài ra hàm lượng đường cao cũng ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch, khiến các bết thương lâu lành, các vết nhiễm trùng cũng lâu lành hơn.

Thị lực giảm

Những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

>>>>>Xem thêm: Carcinoma tuyến giáp thể nhú có chữa được không?

Người bị tiểu đường type 2, do hàm lượng đường trong máu cao có thể gây ra bệnh lý tăng võng mạc, làm giảm thị lực của mắt. (ảnh minh họa)

Khị bị mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến lượng đường trong máu ở mức cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Nhưng hiện tượng này sẽ tự khỏi nếu như người bệnh được duy trì hàm lượng đường ở mức bình thường.

Da tối màu

Trên cơ thể đột nhiên xuất hiện các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở các vị trí nếp gấp như vùng nách, cổ, bẹn,.. điểu này có thể do lượng đường trong máu cao gây kháng insulin, khiến thay đổi sắc tố da tại các vị trí nêu trên.

Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ triệu chứng bệnh tiểu đường type 2, biện pháp tốt nhất bạn nên làm là đi thăm khám sớm với bác sĩ để được làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác  bệnh lý từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả giúp giảm các biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *