Bệnh trĩ nội độ 1: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trĩ nội là bệnh tiêu hóa phổ biến trong xã hội hiện đại và độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh phát hiện sớm qua triệu chứng và điều trị kịp thời, trĩ nội hoàn toàn có thể bị đẩy lùi. Sau đây mời bạn đọc cùng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1 cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ nội độ 1: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

1. Trĩ nội độ 1 là gì và các triệu chứng của bệnh

1.1. Bệnh trĩ nội và trĩ nội độ 1

Trĩ nội là bệnh lý gây ra do tĩnh mạch trên đường lược vùng hậu môn – trực tràng bị sưng, phình to vì giãn quá mức. Ngay cả khi người bệnh không cảm nhận được búi trĩ, chúng vẫn có thể gây ra một số vấn đề khó chịu. Người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội, trừ khi búi trĩ bị sa ra ngoài.

Vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng, bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn trĩ ngoại. Đặc biệt ở nam giới, trĩ nội ít sa ra ngoài do cơ sàn chậu chắc nên thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng chảy máu. Bệnh trĩ nội có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là độ tuổi từ 28 – 50 tuổi.

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh, các mạch máu tại hậu môn và trực tràng dưới bị sưng giãn bắt đầu hình thành búi trĩ. Lúc này búi trĩ có kích thước nhỏ, vẫn còn bên trong trực tràng và và chưa bị sa ra ngoài. Người bệnh thường không có cảm giác đau hay khó chịu, kể cả khi búi trĩ gây chảy máu.

Bệnh trĩ nội độ 1: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong 4 giai đoạn của bệnh trĩ nội

1.2. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1

Nếu nhận biết sớm các dấu hiệu của trĩ nội độ 1, bệnh có thể được điều trị dễ dàng với chi phí thấp. Các triệu chứng của giai đoạn bệnh này bao gồm:

– Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện thường gặp ở hầu hết trường hợp. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên người bệnh sẽ khó nhận ra tình trạng này nếu chỉ bị chảy máu nhẹ.

– Người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát vùng hậu môn, xuất hiện tình trạng táo bón.

Các triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác như trĩ ngoại hay ung thư đại trực tràng. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám kịp thời để được chẩn đoán chuyên môn từ bác sĩ và có hướng điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Trị dứt điểm bệnh trĩ với phác đồ điều trị toàn diện – không đau

Bệnh trĩ nội độ 1: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng điển hình của trĩ nội, tuy nhiên người bệnh lại thường không dễ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn 1

2. Nguyên nhân gây trĩ nội độ 1

Trĩ nội độ 1 là hậu quả của việc trực tràng phải chịu những áp lực lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này gồm:

– Rối loạn đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Khu vực trực tràng sẽ chịu áp lực do rặn quá mạnh (khi táo bón) hoặc đi đại tiện nhiều lần (khi tiêu chảy). Những tình trạng này thông thường có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Trong trường hợp có liên quan đến các bệnh lý khác (như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột), người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

– Phụ nữ mang thai và sinh nở: Sự phát triển của thai nhi có thể gây ra các áp lực lên tĩnh mạch thai phụ. Bên cạnh đó, các áp lực tâm lý, căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.

– Béo phì, tăng cần nhiều hiến áp lực xung quanh trực tràng tăng lên.

– Ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây trĩ nội do ảnh hưởng căng thẳng quá mức cho vùng trực tràng.

Ngoài ra, bệnh trĩ nội giai đoạn 1 còn có liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể. Cụ thể, tình trạng thiếu Collagen mô vùng hậu môn trực tràng gây dãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ, mô đệm.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị trĩ nội độ 1

3.1. Chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 1

Để chẩn đoán trĩ nội, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau:

– Kiểm tra trực quan: Bác sĩ dùng găng tay chuyên dụng kiểm tra trực tràng để xác định sự hiện diện của búi trĩ, trương lực cơ cũng như các vấn đề liên quan khác.

– Nội soi trực tràng: Ống nội soi mềm có gắn đèn và camera được đưa từ hậu môn vào trực tràng. Hình ảnh trực tràng thu được qua camera sẽ được chiếu lên màn hình giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán trĩ nội độ 1.

Bệnh trĩ nội độ 1: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ở người cao tuổi gây chảy máu, đau rát nhiều

Nội soi đại trực tràng là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh trĩ nội

3.2. Điều trị trĩ nội độ 1

Đây là giai đoạn sớm của bệnh trĩ nên thường ít biến chứng và  và dễ dàng điều trị dứt điểm. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan hoặc e ngại dẫn đến chậm trễ trong việc thăm khám, bệnh có thể tiến triển nặng và biến chứng phức tạp hơn như: sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ,… Lúc này, việc điều trị vừa tốn kém vừa khó khăn, không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn 1 là tốt nhất.

Với trĩ nội độ 1, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa, dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Các thuốc Tây y phổ biến để điều trị trĩ nội là thuốc nhuận tràng, thuốc cầm máu, thuốc làm co búi trĩ,… Trong khi đó, Đông y lại dùng các cây thuốc như: rau diếp cá, lược vàng, lá bỏng,… Người bệnh cần tuân thủ phác đồ và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 1:

– Chế độ ăn uống cần đảm bảo nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn và giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng. Đồng thời cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo nạp đủ từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Người bệnh cũng cần hạn chế rượu bia, đồ ăn chua/cay/nóng.

– Tích cực vận động, tập thể dục: Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,… Tránh các vận động nặng gây áp lực cho hậu môn.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ nội độ 1. Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp nội khoa. Ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *