Trị bệnh tai biến mạch máu não và những điều cần lưu ý

Trị bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc phần lớn vào thời gian chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh nhân khi bị tai biến thông thường sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp quá trình chữa trị tai biến mạch máu não sau đột quỵ được tốt hơn.

Bạn đang đọc: Trị bệnh tai biến mạch máu não và những điều cần lưu ý

1. Thông tin cần biết về bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu là tình trạng mất máu lên não đột ngột hay xuất huyết trong não gây mất tri giác, chết não. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những tình trạng: liệt, mất nhận thức, rối loạn hành vi nặng có nguy cơ tử vong cao. Bệnh được phân làm 2 thể như sau:

– Đột quỵ nhồi máu não: tắc động mạch với máu lên não.

– Đột quỵ xuất huyết não: đây là hiện tượng do tình trạng tắc nghẽn mạch máu não gây ra.

Trị bệnh tai biến mạch máu não và những điều cần lưu ý

Tai biến mạch máu là tình trạng mất máu lên não đột ngột hay xuất huyết trong não gây mất tri giác, chết não.

Số lượng người bị đột quỵ ngày càng tăng cao tuy nhiên nhận thức về bệnh của nhiều người dân còn rất thấp.Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, với bệnh nhân nếu cấp cứu kịp thời thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh sau này. Điều này làm gia tăng gánh nặng tâm lý, tài chính của bệnh nhân trong thời gian dài và chi phí chữa trị cao mà khả năng hồi phục thấp.

Trị bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc phần lớn vào thời gian chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh nhân khi bị tai biến thông thường sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp quá trình chữa trị tai biến mạch máu não sau đột quỵ được tốt hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Do đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ cho nên mỗi chúng ta cần chủ động nhận biết những triệu chứng bất thường để kịp thời xử trí. Từ đó làm giảm nguy cơ tử vong. Sau là những dấu hiệu điển hình của đột quỵ mà bạn nên biết:

– Đột nhiên bị liệt, yếu cơ mặt, cánh tay hoặc chân, thậm chí là một nửa cơ thể.

– Bị mờ mắt hay rối loạn thị lực.

– Đột nhiên bị ngã, đứng không vững, mất thăng bằng hay khó khăn khi cầm nắm đồ vật.

– Đau đầu dữ dội đột ngột.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý chế độ ăn uống cho người thiếu máu cơ tim cục bộ

Trị bệnh tai biến mạch máu não và những điều cần lưu ý

Đau đầu dữ dội là triệu chứng điển hình của bệnh đột quỵ.

Thời điểm vàng để tiến hành cấp cứu là khoảng 3 – 4 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu. Trong giai đoạn cuối, nếu được cấp cứu và điều trị sớm sẽ có cơ hội cứu sống cao và giúp hạn chế di chứng để lại. Tuy nhiên, việc di chuyển bệnh nhân cũng cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất nên chọn gọi xe cấp cứu để được nhân viên y tế di chuyển và xử trí.

3. Cách chữa trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả

Việc điều trị tai biến mạch máu não nhằm mục đích giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa các di chứng để lại. Để có thể đạt được những mục đích trên, đòi hỏi tuân thủ những nguyên tắc:

– Điều trị và tối ưu hoá tình trạng thần kinh trung ương.

– Đảm bảo đầy đủ lượng máu cung cấp cho não.

– Hạn chế lan rộng vùng chấn thương.

– Phòng ngừa gặp tai biến.

– Phục hồi chức năng hiệu quả.

– Hạn chế tái phát các bệnh.

Nếu bệnh nhân được cấp cứu và điều trị sớm, tỷ lệ sống và phục hồi càng cao. Đối với hai thể của đột quỵ là: xuất huyết não và thiếu máu não việc điều trị mỗi thể sẽ khác nhau, nhưng về phương pháp điều trị đối với hai thể là giống nhau.

3.1. Điều trị bệnh tai biến mạch máu não tổng hợp

Điều trị tổng hợp nhằm duy trì sự sống, hạn chế phù não. Để có thể hạn chế phù não cần: kê phần đầu giường cao khoản 25-30 độ, giảm áp lực, giảm dịch truyền, tăng cường thông khí, phẫu thuật để giảm áp lực, uống thuốc…

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải giữ đường máu hợp lý. Chú ý, thông đường thở với người bị rối loạn về hô hấp, thiếu oxy vùng tranh tối – tranh sáng. Có thể cho thở oxy để làm thoáng hơn đường thở, khạc đàm và làm các biện pháp chống nhiễm khuẩn phế quản để phòng viêm phổi do trào ngược. Không cho người bệnh ăn uống bằng đường ruột. Có thể ăn uống qua đường sonde dạ dày với các thức ăn dạng lỏng, nhằm tăng tiêu hoá thức ăn, giảm nguy cơ viêm ruột, dạ dày.

3.2. Điều trị bệnh tai biến mạch máu não đặc hiệu

Bằng cách dùng những loại thuốc chống huyết khối và điều trị phòng tái phát như thuốc chống kết tập tiểu cầu. Điều này làm giảm kết tập tiểu cầu và ngăn chặn sự lan rộng của huyết khối mạch máu.
– Thuốc hay được ưu tiên sử dụng là aspirin. đây là nhóm thuốc cơ bản để phòng và điều trị tắc nghẽn mạch máu. Nhưng nó cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ xuất huyết. Do vậy cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng chảy máu:

– Sử dụng thuốc chống đông máu trong não.

– Dùng thuốc điều trị cục huyết khối.

– Các thuốc bảo vệ thần kinh hỗ trợ chuyển hóa ở mô bị rối loạn, nguy cơ dẫn đến phá hủy các tế bào thứ phát.

– Sử dụng thuốc giúp tăng dinh dưỡng cho thần kinh…

Lưu ý, đối với những loại thuốc tây này thì người bệnh phải được đưa tới bệnh viện sớm khoảng 3-4 giờ sau khi có biểu hiện và cần tuân theo một số chỉ dẫn nhất định. Sử dụng thuốc tây phải được thăm khám, kê toa và làm những xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sỹ, phòng tránh hiện tượng xuất huyết não ồ ạt.

Trị bệnh tai biến mạch máu não và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Những nguy cơ khôn lường từ bệnh hẹp động mạch vành

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị.

3.3. Kỹ thuật điều trị bệnh tai biến mạch máu não

– Kỹ thuật chụp mạch máu não qua da, giải phóng và làm tan cục tắc huyết khối gây tắc mạch.

– Điều trị bệnh lý tắc mạch, thần kinh – tĩnh mạch bằng kỹ thuật làm tắc mạch máu bằng coil kim loại.

– Kỹ thuật gỡ bỏ các khối máu đông, giảm áp lực lên não bằng phẫu thuật.

– Kỹ thuật điều trị phình mạch và dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.

Tuy nhiên, những phương pháp điều trị trên chỉ được phép áp dụng ở những nơi có bảo đảm các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Cùng với đó là đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao về chuyên khoa mạch máu.

4. Phòng tai biến mạch máu não bằng phương pháp nào?

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não đó là điều trị bệnh. Các yếu tố của bệnh không thể tác động được là: Gen, tuổi, chủng tộc và giới tính. Ngoài ra, những nguyên nhân có thể tác động gây mắc bệnh như: người mắc bệnh huyết áp mạn tính, đái tháo đường, bệnh lý về tim mạch… Bệnh nhân của những bệnh lý trên cần phải theo dõi và thăm khám định kỳ. Khi có những biểu hiện đáng nghi ngờ cần nhanh chóng đưa tới những cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, với những người bệnh huyết áp cần uống đúng – đủ – đều đặn thuốc tây để ổn định huyết áp. Hạn chế hút thuốc, thức uống có ga, thực phẩm có hàm lượng dầu mỡ cao… Đồng thời người bệnh cần điều chỉnh lối sống kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp. Ăn uống lành mạnh giúp phòng chống béo phì giảm cholesterol có hại. Từ đó giúp giảm tỷ lệ gây tai biến mạch máu não.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *