Trĩ nội là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 28 đến 50 tuổi. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để hiểu hơn về bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ nội và cách điều trị đạt hiệu quả cao
1. Tổng quan về bệnh trĩ nội
1.1. Khái niệm bệnh trĩ và bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ là hiện tượng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị phồng và sưng to lên. Nguyên nhân là bởi các cụm tĩnh mạch này thường xuyên phải chịu nhiều áp lực hoặc sự chèn ép trong thời gian dài.
Bệnh lý này được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân chia được dựa vào biểu hiện, vị trí xuất hiện và tính chất cụ thể của búi trĩ.
Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc trong khu vực hậu môn – trực tràng. Búi trĩ thường có kích thước khá nhỏ ở giai đoạn đầu và nằm ở phía trên đường lược. Do không có thần kinh cảm giác nên trĩ nội thường không gây đau. Người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy búi trĩ, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội phát triển qua 4 cấp độ, trong đó độ 4 là nặng nhất khi búi trĩ đã sa thường trực ở ngoài hậu môn, không thể co lên. Trĩ nội phát triển có thể gây chảy dịch, cảm giác nặng ở hậu môn, chảy máu khi đại tiện, biến chứng viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ,…
Trĩ nội thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm do nằm ẩn bên trên đường lược trong trực tràng
1.2. Các cấp độ trĩ nội
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cụ thể:
– Trĩ nội cấp độ 1: Giai đoạn búi trĩ mới hình thành bên trong ống hậu môn. Người bệnh có thể gặp những cơn ngứa ở vùng hậu môn. Khi đi vệ sinh có cảm giác hơi rát nhẹ.
– Trĩ nội cấp độ 2: Việc đi đại tiện gây khó chịu và bất tiện do tình trạng chảy máu. Nếu người bệnh dùng sức rặn có thể xuất hiện một cục thịt nhỏ lồi ra phía ngoài.
– Trĩ nội cấp độ 3: Mức độ đau rát tăng lên, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc ngồi. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã lòi ra ngoài hậu môn và không còn khả năng tự co lên. Để búi trĩ không lộ ra ngoài, người bệnh chỉ có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong hậu môn.
– Trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh, búi trĩ bị sa hoàn toàn ra ngoài và không thể đẩy lại vào bên trong hậu môn. Người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, bị chảy nhiều máu ngay cả khi ngồi hoặc đứng.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ nội?
Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn không đủ chất xơ, dung nạp quá nhiều các món ăn dầu mỡ, cay nóng,… làm tăng nguy cơ táo bón và bệnh trĩ nội.
– Thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, không vận động nhiều làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng, hạn chế lưu thông máu đến các tĩnh mạch. Đây là lý do vì sao nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe đường dài là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
– Thường xuyên căng thẳng, stress cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, tăng nguy cơ trĩ nội.
– Tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
– Các nguyên nhân khác gây bệnh trĩ nội có thể kế đến như: béo phì, cơ thể lão hóa theo tuổi tác, quá trình mang thai và sinh đẻ,…
Tìm hiểu thêm: Điểm danh các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả
Trĩ nội có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu ngay cả khi người bệnh không cảm thấy sự tồn tại của búi trĩ
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội
Khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ nội, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng. Tại đây, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Cụ thể, để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể kiểm tra trực tràng – hậu môn, dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đại tiện máu đỏ tươi, sa búi trĩ,… Bác sĩ cũng có thể chỉ định soi hậu môn bằng ống cứng hoặc ống mềm nhằm quan sát trực tiếp các búi trĩ nội. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu quay vui đại tiện giúp chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán độ trĩ. Bên cạnh đó, nội soi đại trực tràng cũng có thể được chỉ định nhằm đánh giá thêm các bệnh lý tại đường tiêu hóa dưới.
5. Cách điều trị bệnh trĩ nội đạt hiệu quả cao
Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn cho từng người bệnh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trĩ nội và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
5.1. Bệnh trĩ nội và cách điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được chỉ định cho trĩ nội độ 1 hoặc độ 2, không có các biến chứng cấp cứu. Phương pháp điều trị bày bao gồm dùng thuốc làm vững bền thành mạch, giảm đau, chống viêm, chống phù nề, chống táo bón, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Trong đó, chống táo bón có thể thực hiện bằng chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước hoặc dùng thuốc làm mềm phân.
Sau đây là một số loại thuốc thường sử dụng trong điều trị trĩ nội:
– Daflon 500mg: Giúp làm tăng trương lực tính mạch máu và bảo vệ mạch (tăng sức đề kháng của các mạch máu nhỏ). Thuốc thường được chỉ định trong các đợt trĩ cấp.
– Các thuốc điều trị táo bón như: Duphalac, Forlax, Normacol,… có công dụng làm mềm phân, giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
– Các thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc gel bôi hậu môn. Đây là các loại thuốc có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, chống viêm, giảm nề tại chỗ, từ đó giảm triệu chứng bệnh.
Người bệnh lưu ý không được tự ý mua thuốc về sử dụng, cũng như không dùng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng. Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Bị bệnh trĩ chữa trị như thế nào?
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp
5.2. Bệnh trĩ nội và cách điều trị thủ thuật
Một số thủ thuật có thể được chỉ định trong điều trị trĩ nội gồm: tiêm gây xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tạo hình mô trĩ bằng laser. Các phương pháp này thường áp dụng với trĩ độ 1 và độ 2.
Một số thủ thuật khác như: sóng cao tần, liệu pháp lạnh, sử dụng dòng điện trực tiếp,… có hiệu quả điều trị thấp và nhiều biến chứng. Do đó hiện nay các phương pháp này hầu như không còn áp dụng.
5.3. Điều trị trĩ nội bằng ngoại khoa (phẫu thuật)
Với tình tràng trĩ nội nặng ở độ 3 hoặc độ 4, người bệnh cần tiến hành các phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Đây được coi là phương pháp điều trị có kết quả tốt nhất với trĩ cấp độ nặng.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao, ít tai biến, việc điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc gồm:
– Nắm rõ chỉ định, chống chỉ định phẫu thuật;
– Lựa chọn phương pháp mổ trĩ phù hợp;
– Kỹ thuật mổ thành thao;
– Chăm sóc chu đáo sau phẫu thuật mổ trĩ.
Các phẫu thuật điều trị trĩ nội được chia thành 2 nhóm:
– Phẫu thuật can thiệp dưới đường lược: Phẫu thuật Milligan Morgan, phẫu thuật Ferguson,…
– Phẫu thuật can thiệp trên đường lược: Phẫu thuật Longo, phẫu thuật triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler,…
Tùy theo đặc điểm của trĩ cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Một số trường hợp có thể cần phối hợp thực hiện nhiều phương pháp phẫu thuật.
Trên đây là thông tin về bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh lý này. Người bệnh cần thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ phác đồ điều trị để đẩy lùi bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.