Viêm bờ mi ở trẻ: Chớ nên coi thường!

Viêm bờ mi ở trẻ là một trong những bệnh lý về mắt khá phổ biến xảy ra ở trẻ em khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thường để lại biến chứng không mong muốn và có thể tái phát lại nhiều lần.

Bạn đang đọc: Viêm bờ mi ở trẻ: Chớ nên coi thường!

1. Viêm bờ mi do đâu?

Viêm bờ mi ở trẻ: Chớ nên coi thường!

Bệnh viêm bờ mi thường gặp ở trẻ nhỏ và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày,

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm ở ngay chân lông mi của trẻ. Tình trạng viêm khiến mắt trẻ bị sưng đỏ và có hiện tượng đóng vảy quanh chân mi. Bệnh viêm bờ mi thường xảy ra ở bờ mi ngoài đằng trước của mi mắt (nơi đính lông mi) hoặc mi mắt trong (bộ phận niêm mạc ẩm tiếp xúc với mắt).

Trẻ bị viêm bờ mi thường là do việc sản sinh và bài tiết của tuyến tạo dầu (bã nhờn) trên mí mắt gặp bất thường, mắt bị nhiễm khuẩn, viêm da dầu, nhiễm ký sinh trùng demodex hoặc virus herpes simplex (HSV) hoặc cũng có thể do cả các yếu tố trên tác động cùng lúc. Ngoài ra, còn các nguyên nhân gây viêm khác như do trẻ bị rụng lông mi, do dị ứng với các thành phần của thuốc nhỏ mắt…

2. Viêm bờ mi ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Câu trả lời là viêm bờ mi thực tế không quá nguy hiểm vì bệnh không gây tổn hại đến thị lực vĩnh viễn của trẻ mà chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bất tiện. Chính vì lý do này mà nhiều cha mẹ thường chủ quan khi thấy một vài biểu hiện ban đầu của viêm bờ mi nhưng không cho con đi thăm khám, điều trị sớm. Điều này dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm túi lệ, chắp mắt, lẹo mắt hoặc có vấn đề với phim nước mắt (gây hiện tượng chảy nước mắt liên tục hoặc khô mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc) ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng như gây mất thẩm mỹ cho đôi mắt.

3. Triệu chứng của viêm bờ mi trẻ em

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về viêm bờ mi có nguy hiểm không, cần khám ngay

Viêm bờ mi ở trẻ: Chớ nên coi thường!

Tình trạng bệnh viêm bờ mi đóng vảy khiến trẻ khó chịu.

Các triệu chứng viêm bờ mi ở trẻ thường rất dễ nhận biết như:

– Mi mắt trẻ viêm sẽ có hiện tượng sưng đỏ, bong da quanh mắt, chảy nước mắt

– Mi bị đóng vảy khi thức dậy vào buổi sáng

– Trẻ dụi mắt liên tục, khóc quấy vì ngứa và có thể bị bỏng

– Lông mi mọc lên bất thường không đúng vị trí hoặc rụng lông mi.

– Mắt trẻ nhạy cảm khi thấy ánh sáng

4. Chẩn đoán viêm bờ mi ở trẻ

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi cụ thể hơn về tiền sử gia đình, thể chất của trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trẻ. Đầu tiên, trẻ được đưa đi khám sức khỏe hoặc lấy mẫu bệnh phẩm trong mắt có thể là chất nhờn hoặc ghèn tụ trên lông mi để xác định xem nguyên nhân có phải do vi trùng gây bệnh hay không. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng đèn khe để khám mắt. Đây là loại đèn đặc biệt được thiết kế cho phép bác sĩ xác định rõ bờ mi mắt bị viêm ở trong hay ngoài.

Sau khi phân tích mẫu vật phẩm và đưa ra kết luận, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu bệnh ở cấp độ nhẹ, trẻ chỉ cần chăm sóc vệ sinh mắt tại nhà. Những trường hợp nặng hơn phải can thiệp bằng các thiết bị y khoa chuyên dụng hoặc cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh (dạng bôi tại chỗ hoặc đường uống) phòng ngừa nhiễm trùng và corticosteroid giúp giảm sưng viêm đối với trường hợp các phương pháp giảm viêm khác không đạt hiệu quả.

5. Điều trị và phòng ngừa viêm bờ mi ở trẻ

Viêm bờ mi ở trẻ: Chớ nên coi thường!

>>>>>Xem thêm: Điều chỉnh tật khúc xạ an toàn bằng kính Ortho K

Trẻ cần được đi thăm khám ngay khi có bất kì triệu chứng bất thường nào ở mắt

5.1 Điều trị viêm bờ mi trẻ em

Hiện nay, bệnh viêm bờ mi trẻ em chưa có cách nào để điều trị dứt điểm hoàn toàn song có nhiều cách đơn giản giúp giảm các triệu chứng bệnh cũng như giảm số lần bệnh tái phát lại. Chẳng hạn, bố mẹ có thể vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ tại nhà, dùng gạc sạch nhúng với nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để không gây kích ứng. Thao tác vệ sinh cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng mắt trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể làm giảm triệu chứng viêm bờ mi mắt bằng cách chườm ấm cho trẻ. Mẹ sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm, sau đó vắt khô rồi chườm lên mắt khoảng 10 phút. Sau khi chườm ấm xong, mẹ hãy massage mắt cho trẻ nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn ở khu vực quanh mí mắt giúp loại bỏ phần bã nhờn.

Trong trường hợp mắt trẻ bị khô, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa và cho trẻ rửa tay thường xuyên, tránh để trẻ dụi mắt quá nhiều. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc mỡ kháng sinh cho mắt. Thuốc mỡ tuy không làm bệnh viêm bờ mi biến mất nhanh hơn nhưng có thể giúp ngăn nhiễm trùng lây lan sang bộ phận khác của mắt. Nếu trẻ bị viêm bờ mi do viêm da dầu, bác sĩ sẽ kê cho trẻ dùng dầu gội hay kem chống nấm hoặc kem dưỡng da có chứa corticosteroid.

5.2 Phòng bệnh viêm bờ mi trẻ em

Phòng bệnh là giải pháp ngăn ngừa bệnh viêm bờ mi trẻ em hiệu quả nhất.

– Đảm bảo vệ sinh nhà cửa và vệ sinh ăn uống hàng ngày phòng tránh các bệnh tiêu hóa như viêm ruột, táo bón,… gây biến chứng tới viêm bờ mi mắt.

– Vệ sinh mắt sạch sẽ kết hợp đeo kính bảo vệ mắt cho cả gia đình để tránh nắng, bụi, ánh sáng, các dị vật bay vào mắt gây viêm.

– Bố mẹ tắm cho trẻ bằng nước sạch và ấm. Chú ý sử dụng khăn tắm mềm và sạch tránh được vi khuẩn xâm nhập vào mắt cùng các bộ phận khác.

– Xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và kết hợp nghỉ ngơi khoa học giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa các bệnh về mắt.

– Ngay khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh nên đưa trẻ đi khám ngay để các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI có gói khám mắt riêng dành cho trẻ cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán, điều trị sớm tình trạng viêm bờ mi ở trẻ. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn quy tụ các bác sĩ mắt nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *