Những dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất

Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tốc độ lây lan nhanh thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu bệnh giang mai là gì và làm sao để phòng ngừa bệnh giang mai

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất

Giang mai là bệnh gì? Lây qua những đường nào?

Đây là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Bệnh giang mai lây qua các con đường sau:

– Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng mọi hình thức như qua đường miệng, âm đạo và hậu môn.

– Lây từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai lúc mang thai thì thai nhi sẽ bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ và khi chào đời trẻ đã mang sẵn bệnh giang mai dưới nhiều hình thái khác nhau.

– Tiếp xúc với vết thương hở hoặc máu của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với vết thương hở mang dịch, máu chứa vi khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Những dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất

Giang mai là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum (ảnh minh họa)

Dấu hiệu của bệnh giang mai

Thông thường bệnh giang mai có những triệu chứng như sau:

Ở giai đoạn đầu

Xuất hiện những vết loét không đau

Ở nam giới: vết loét có thể ở dương vật và ban đầu sẽ không đau.

Ở nữ giới: Vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo, vết loét ở đây thường khó được phát hiện.

Ngoài ra, có thể bị nổi ban khắp cơ thể.

Ở giai đoạn 2

– Sốt: Trong giai đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có triệu chứng sốt, mệt mỏi, cảm giác khó chịu kéo dài, chán ăn, loét họng và thậm chí là sưng hạch

– Rụng tóc: Không chỉ rụng tóc trên đầu mà trong một số trường hợp người bị giang mai có thể bị rụng lông mi và lông mày.

– Đau cơ: Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.

Ở giai đoạn 3

Ở giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.

– Giang mai thần kinh

Giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trong giai đoạn 3. Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, tình trạng này được gọi là giang mai thần kinh. Nó có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể suy giảm thính lực trong một số trường hợp, các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

Rối loạn thị lực do giang mai thần kinh: Trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới thị lực gây phù đĩa thị hoặc gây nhìn mờ…

– Rối loạn tim mạch

Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch gây ra đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch

– Viêm màng não do giang mai: Vài năm sau khi bị nhiễm giang mai, viêm màng não gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết

Những dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu bệnh giang mai qua từng giai đoạn (ảnh minh họa)

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế hay các trung tâm sức khỏe sinh sản. Để tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, khi có các dấu hiệu mắc bệnh hoặc nếu có quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng nghi ngờ cần đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị kịp thời. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ra bệnh.

Ngoài ra để phòng ngừa mắc bệnh giang mai cần quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn. Trong trường hợp quan hệ với đối tác lạ phải dụng bao cao su để không lây nhiễm bệnh.

Những dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất

>>>>>Xem thêm: Những bệnh xã hội thường gặp bệnh hạ cam, mụn rộp sinh dục

Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng để phòng tránh bệnh giang mai (ảnh minh họa)

Khi có những thắc mắc cần giải đáp về dấu hiệu bệnh giang mai hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Hệ thống y tế Thu Cúc với chính sách cam kết bảo đảm thông tin người bệnh, sẽ giúp bạn không cảm thấy e ngại và có thể chia sẻ với bác sĩ để được thăm khám, điều trị cũng như có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *