Nếu được hỏi rượu bia có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của không? Rất nhiều người không ngần ngại mà trả lời rằng “Có”. Nhưng khi được hỏi: Rượu bia gây ảnh hưởng thế nào đến lượng đường huyết trong cơ thể? Thì nhiều người lại không hiểu rõ về điều này. Để tìm hiểu về những tác hại mà rượu bia gây ra đối với sức khỏe đặc biệt là ảnh hưởng đến với lượng đường huyết trong cơ thể, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Rượu bia ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong
Rượu bia là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể chúng ta. (ảnh minh họa)
Ảnh hưởng của rượu bia đến lượng đường huyết trong cơ thể
Rượu bia làm cản trở chức năng gan
Chức năng chính của gan là thải độc, bao gồm cả chức năng dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc quá sức để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết. Chính vì vậy, nếu thấy đường huyết đã hạ thấp, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng
rượu bia gây ảnh hưởng đến gan và đường huyết trong cơ thể
Không nên uống rượu bia khi đói
Thức ăn giúp làm giảm tỷ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Thay vào đó, nếu muốn uống rượu bia, hãy uống trong bữa ăn chính hoặc ăn kèm một số thức ăn nhẹ trong khi uống.
Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.
Rượu bia gây hạ đường huyết
Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm xuống mức đến mức 100 mg/dL, bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.
Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường
Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chỉ định bạn sử dụng thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng “sốc insulin”, là những trường hợp cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Không lạm dụng bia rượu và tăng cường luyện tập, duy trì chế độ ăn khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày . (ảnh minh họa)
Nếu như lượng đường huyết trong cơ thể bạn đang ở mức cao, bạn nên theo dõi thường xuyên với bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống cũng như tập luyện đều đặn.
Ăn uống khoa học
Một chế độ ăn ít đường nhưng cũng không quá ít vì nếu ít quá có thể gây giảm đường đường huyết gây ra tình trạng tụt huyết áp nhưng cũng không được quá cao, đặc biệt là đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.
Bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ, ăn đúng đúng giờ, không nên ăn quá muộn hoặc để quá đói rồi mới ăn.
Tăng cường luyện tập
Luyện tập thường xuyên không chỉ là chìa khóa giúp làm giảm kháng insulin tự nhiên, mà còn giúp cơ thể thiếu đốt bớt năng lượng dư thừa, tích cực sử dụng đường ở mô cơ và làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước sẽ để giúp đào thải lượng đường ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Khi có các biểu hiện khác thường trong cơ thể, bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.