Bệnh tim do thiếu máu cục bộ là tình trạng có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Không những vậy, bệnh lý còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Nên, khi hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa, phát hiện và điều trị.
Bạn đang đọc: Mức độ nguy hiểm và chuẩn đoán bệnh tim do thiếu máu cục bộ
1. Tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ
Tim thiếu máu cục bộ là tình trạng khi lượng máu truyền tới tim bị giảm thiểu và làm tim không nhân đủ oxy. Nguyên nhân chủ yếu là do bị tắc nghẽn một phần hay toàn động mạch tim. Bệnh sẽ khiến khả năng bơm máu cho tim giảm đi đáng kể. Ngoài ra còn gây ra các cơn đau và rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ xuất hiện bởi tình trạng hẹp mạch vành
Bệnh chủ yếu tồn tại dưới hai dạng:
– Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính: là khi một động mạch trong tim đột ngột bị tắc nghẽn. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay rối loạn nhịp gây đau thắt.
– Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: tình trạng bệnh động mạch vành ổn định (cơn đau thắt ổn định). Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi người bệnh vận động, làm việc gắng sức. Nó thường diễn ra ngắn và giảm nếu được nghỉ ngơi. Đó chính là tình trạng ổn định của mảng xơ vữa động mạch vành. Khi đang hoạt động một vài mảng xơ vữa nứt ra gây hẹp hay tắc lòng mạch dẫn đến tình trạng vành cấp. Tình trạng này khi điều trị ổn định sẽ được xem là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn.
2. Nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra của bệnh lý
Bệnh tim thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi máu di chuyển qua một hay nhiều động mạch vành giảm sút. Điều này còn gây cản trở cho quá trình nhận oxy của phần cơ tim.
2.1. Các nguyên nhân gây ra bệnh tim do thiếu máu cục bộ
Những nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể kể tới như:
– Bệnh xơ vữa động mạch: là khi các mảng cholesterol bám và tích tụ ở thành động mạch. Đây được đánh giá là tình trạng phổ biến nhất hình thành lên thiếu máu cơ tim.
– Cục máu đông: khi các mảng xơ vữa phát triển bên trong động mạch bị vỡ sẽ gây ra máu đông. Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim, thiếu máu cơ tim. Rất ít trường hợp máu đông di chuyển từ chỗ khác trên cơ thể và đi tới động mạch vành.
– Co thắt động mạch vành: tình trạng tạm thời này đôi khi có thể làm giảm hay ngăn máu di chuyển đến tim trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân khá ít gặp của bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Một số các nguyên do khác: cố gắng làm việc; căng thẳng; nhiệt độ quá thấp; ăn no; lạm dụng các loại chất kích thích;…
2.2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim do thiếu máu cục bộ
Tình trạng thiếu máu cơ tim nếu không được chú ý và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng:
– Nhồi máu cơ tim cấp: động mạch vành bị hẹp ngày một tăng lên cho tới khi tắc nghẽn hoàn toàn. Lúc này, cơ tim ở vùng đó sẽ không được nuôi dưỡng hoàn toàn nữa và dẫn đến hoại tử cơ tim. Người bệnh bắt đầu cảm nhận thấy các cơn đau ngực dữ dội. Đặc biệt cơn đau sẽ không biến mất dù được nghỉ ngơi và có thể dẫn đến tử vong.
– Rối loạn nhịp tim: Vùng cơ tim bị thiếu máu giảm dẫn truyền xung điện hơn so với các vùng cơ tim khỏe mạnh. Từ đó làm cho nhịp tim dần trở nên không ổn định. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau diễn ra liên tục và rất mệt mỏi.
– Suy tim: khi thiếu máu kéo dài làm vùng cơ tim bị bệnh dần hạn chế co bóp. Kèm theo đó là cả tình trạng loạn nhịp do chức năng của tim giảm đi.
Tìm hiểu thêm: Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm
3. Các phương pháp để chuẩn đoán bệnh
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm liên quan đến tim, người bệnh cần tới cơ sở y tế sớm để thăm khám bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định rõ tình trạng bệnh và đưa ra các tư vấn, chữa trị kịp thời.
– Xét nghiệm máu: phương pháp này để kiểm tra sự biến đổi của men tim, chất béo, cholesterol, đường, protein trong máu. Từ đó sẽ chỉ ra những bất thường và xác định được tình trạng của tim.
– Thông tim: sử dụng ống dài và mảnh luồn qua mạch máu ở vùng cánh tay hoặc bẹn đi tới tim. Đồng thời sử dụng chất cản quang và tiêm vào mạch máu rồi quan sát qua màn X-quang.
– Điện tâm đồ: xét nghiệm này được áp dụng đo hoạt động điện của tim. Ngoài ra nó còn giúp đánh giá được tần số tim và xác định vùng cơ bị giãn, phì hay tổn thương.
– Chiếu hạt nhân: sử dụng các đồng vị phóng xạ và tiêm vào tĩnh mạch. Khi này sẽ có một máy ảnh đặc biệt ghi lại quá trình di chuyển của đồng vị phóng xạ lúc bạn vận động (thể dục). Các tổn thương trong tim sẽ dần được xác định rõ ràng.
4. Phòng ngừa với bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ được xem là một bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp tính mạng. Tuy nhiên, vẫn có thể ngăn ngừa và hạn chế được thông qua các lối sống khỏe:
– Không sử dụng thuốc lá: chứa nhiều nicotin, hắc ín, cyanid,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh về phổi, đột quỵ,…
– Luôn kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, tiểu đường và cholesterol trong máu.
– Duy trì chế độ luyện tập ổn định và hạn chế các bài tập quá sức ảnh hưởng tới tim.
– Xây dựng chế độ ăn uống: hạn chế đồ quá ngọt, mặn, hay nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó nên tăng cường các loại rau, củ, quả, hạt vào thực đơn hàng ngày.
– Hạn chế căng thẳng, stress: đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây lên bệnh.
– Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện sớm các bất thường ở tim.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện bệnh tim mạch điều trị kịp thời
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh sẽ giúp tim mạch được khỏe mạnh
Bệnh tim thiếu máu cục bộ nếu không được chú ý có thể dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm . Cách điều trị được xem là hiệu quả nhất đó là phòng ngừa bệnh. Phòng ngừa bệnh là: chủ động quan tâm sức khỏe và xây dựng một lối sống lành mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.