Giải đáp câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không

Có nên tầm soát ung thư định kỳ và đều đặn hay không? là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và đáp án cho câu hỏi này chính là “Có”. Bởi ung thư là căn bệnh nguy hiểm đang từng giờ từng phút đe dọa đến tính mạng của biết bao người. Và chỉ thông qua tầm soát ung thư định kỳ thì chúng ta mới có thể biết cách phòng ngừa và tăng tỷ lệ điều trị thành công.

Bạn đang đọc: Giải đáp câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không

1. Hiểu đúng về căn bệnh ung thư

1.1.Ung thư là bệnh như thế nào?

Ung thư là hiện tượng các tế bào của cơ thể chịu tác động những yếu tố có hại hoặc do di truyền. Chúng gây nên sự biến đổi cấu trúc tế bào, tăng sinh nhanh chóng và ảnh hưởng lớn đến các tế bào xung quanh. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến các tế bào ở xa (di căn) gây triệu chứng bệnh lý trên toàn bộ cơ thể.

Chúng ta cần phân biệt ung thư và các khối u lành tính khác. Ung thư là một hoặc một nhóm các khối u ác tính. Còn khối u lành tính sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ năng khác, trong khi khối u ác tính thì gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động cơ năng trong cơ thể.

Giải đáp câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không

Ung thư có thể đến bất cứ lúc nào và không trừ một ai có nên tầm soát ung thư

Cùng với sự biến đổi của xã hội, các yếu tố gây nên tình trạng ung thư cũng xuất hiện ngày càng nhiều và gây nên những mối nguy hại lớn. Kéo theo đó là số ca bệnh ung thư cũng tăng lên. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc ung thư, trong đó số người tử vong do ung thư là 8,2 triệu người. Điều đáng nói, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc ung thư và tử vong do ung thư cao trên thế giới. với hơn 150 nghìn người mắc ung thư mỗi năm.

1.2.Đâu là nguyên nhân gây ung thư?

Ung thư có thể “gõ cửa” do rất nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường người ta sẽ phân chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau:

  • Ung thư do các tác nhân vật lý như: tia UV, tia phóng xạ, bức xạ ion hoá,…
  • Ung thư do các tác nhân hóa học như: các hoá chất độc hại, các chất hoá học, độc tố nấm mốc aflatoxin, chất độc trong rượu bia, thuốc lá,…
  • Ung thư do tác nhân sinh học như: Virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, các nguyên sinh động vật,…
  • Ung thư do di truyền từ đời trước sang đời sau

2. Cảnh giác với những bệnh ưng thư ít có biểu hiện lâm sàng

Thực tế, người dân thường khá chủ quan với các triệu chứng trên cơ thể vì lầm tưởng đó là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường. Đặc biệt, một số loại ung thư dưới đây có rất ít biểu hiện bên ngoài, dẫn tới việc người bệnh phát hiện ung thư khi đã quá muộn như:

  • Ung thư ở đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại trực tràng): Đây là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và thường gặp nhất tại Việt Nam. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì bệnh sẽ cho tiên lượng sống tốt. Bởi bệnh ung thư tiêu hóa có thể chữa khỏi khi còn trong giai đoạn sớm, tỷ lệ sống lên tới trên 90%.
  • Ung thư cổ tử cung ở nữ giới: Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản, đồng thời cũng là một trong những loại ung thư thường gặp đối với phụ nữ.
  • Ung thư gan: Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ mắc căn bệnh này thuộc top đầu thế giới với khoảng 10 nghìn ca mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, có trên 80% bệnh nhân phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn.

Tìm hiểu thêm: Hiệu quả và an toàn của dụng cụ tự lấy cao răng

Giải đáp câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không

Ung thư gan là một trong những căn bệnh ít có triệu chứng bên ngoài ở giai đoạn sớm

3. Đi tìm lời giải có nên tầm soát ung thư hay không?

3.1. Định nghĩa về tầm soát ung thư

Hiểu theo cách đơn giản, tầm soát (sàng lọc) ung thư là phương pháp thăm khám bệnh để phát hiện các tế bào ung thư trong cơ thể. Thông qua những phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khám lâm sàng,… thì tầm soát ung thư sẽ giúp bác sĩ nhận diện sớm các tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó, ngay cả khi khi tế bào chưa chuyển thành sang ác tính thì việc làm này cũng sẽ cảnh báo cho bạn các nguy cơ, từ đó tìm ra cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhằm ngăn chặn ung thư “ghé thăm”.

Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 90% loại ung thư có thể chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, tầm soát ung thư chính là phương pháp hiệu quả để phát hiện sớm ung thư, giúp người bệnh có phác đồ điều trị phù hợp và đạt kết quả tốt nhất.

3.2.Có nên tầm soát ung thư định kỳ và đều đặn không?

Theo thống kê hiện nay, số lượng người mắc ung thư trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. “Hung thần” ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính, không trừ bất kỳ ai. Điều đáng nói, số ca tử vong do phát hiện bệnh muộn cũng đang tăng nhanh.

Bởi vậy, tầm soát ung thư được xem là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua các biện pháp kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện tình trạng bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời. Hầu hết các loại ung thư đều sẽ được phát hiện sau khi tiến hành tầm soát ung thư. Và nếu được phát hiện kịp thời thì việc chữa trị sẽ trở nên đơn giản và đỡ tốn kém hơn rất nhiều.

Vì thế, với câu hỏi rằng “Có nên sàng lọc ung thư định kỳ hay không?” thì câu trả lời chính là “có”.

Giải đáp câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không

>>>>>Xem thêm: Sinh mổ bao lâu quan hệ được?

Người dân nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ 1 năm/lần

 3.3.Có nên tầm soát ung thư ở những người đang khỏe mạnh?

Trên thực tế, ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Thậm chí, nhiều bệnh ung thư không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng để nhận biết. Đặc biệt, những đối tượng sau nên đặc biệt quan tâm đến việc tầm soát ung thư định kỳ:

  • Người trong độ tuổi trung niên
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc phải bệnh ung thư
  • Người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm và có nhiều hóa chất độc hại…
  • Người đang cảm thấy cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: sụt cân, ho kéo dài, đầy hơi, khó nuốt,…
  • Người có tiền sử mắc viêm dạ dày, đại tràng, viêm gan B, viêm gan C,…

Do đó, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, không nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư ít nhất 1 lần/năm để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn chặn ngay dấu hiệu ung thư từ ban đầu. Sau quá trình kiểm tra này, bạn cũng sẽ nắm rõ được cơ thể mình cần gì để có phương pháp bổ sung, điều chỉnh lối sống cho phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *