Đau răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn mọc thường kéo theo những cơn đau nhức rất khó chịu và biến chứng răng khôn mọc lệch. Đau răng khôn là việc ai cũng phải trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Các cơn đau có thể nhanh chóng kết thúc hoặc kéo dài dai dẳng. Vậy đâu đau răng khôn có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Đau răng khôn có nguy hiểm không?

1. Tình trạng đau răng khôn

Đau răng khôn là điều khiến nhiều người ám ảnh. Đây chính là “thủ phạm” của những cơn đau nhức răng kéo dài. Chúng xuất hiện khi răng khôn bắt đầu mọc hay gặp phải một số vấn đề. Những cơn đau này có đặc điểm chung là đều kéo dài, nhức nhối nghiêm trọng. Thậm chí nhiều người đã “mất ăn mất ngủ” vì tình trạng đau răng khôn.

Đau răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn mọc lệch xô lệch, gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh

Nguyên nhân khiến răng khôn bị đau nhức thường do răng bị mọc lệch, mọc ngầm. Ví dụ như răng khôn mọc lệch ra má, mọc ngầm khiến năng thân răng bao quang, viêm nhiễm do dễ mắc thức ăn, … Đối với răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ sẽ có xu hướng mọc chếch là ngoài. Điều này khiến bệnh nhân dễ cắn phải má trong quá trình ăn nhai.

2. Những trường hợp đau răng khôn hay gặp

2.1 Đau khi mới mọc răng khôn

Do trong quá trình mọc, răng khôn sẽ cần đâm xuyên qua nướu. Điều này khiến cho người đang mọc răng khôn xuất hiện những cơn đau dữ dội. Điều này là bởi răng khôn là răng hàm trong cùng. Và do diện tích của hàm không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường nên dẫn tới tình trạng xô lấn. Răng khôn chèn ép vào các răng bên cạnh khiến cơn đau nghiêm trọng, kéo dài nhiều ngày. Người bệnh thậm chí sẽ khó khăn trong ăn uống, mất ngủ, …

2.2 Đau do sâu răng khôn

Răng khôn sẽ mọc phía trong cùng của hàm. Chúng thường không có đối xứng với răng phía đối diện. Vì vậy việc vệ sinh răng khôn trở nên khó khăn hơn. Răng khôn sẽ dễ mắc phải tình trạng sâu do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn mắc lại ở kẽ răng. Khi bị sâu răng khôn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nghiêm trọng. Thậm chí những răng xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng

Những dấu hiệu của đau răng khôn do bị sâu:

– Xuất hiện những lỗ sâu trên răng khôn. Kích thước của các lỗ sâu này không đồng đều, có màu đen hoặc ố vàng.

– Răng khôn bị đau, nhức nhối và khó chịu. Tình trạng đau trở nặng hơn khi bệnh nhân ăn những món quá nóng hoặc quá lạnh, quá ngọt.

2.3 Đau không rõ nguyên nhân

Tìm hiểu thêm: Sâu răng cửa và những phương pháp điều trị tối ưu

Đau răng khôn có nguy hiểm không?

Mọc răng khôn dẫn tới tình trạng sưng lợi trùm

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc ngay hàng như nhiều răng khác thì tình trạng đau đớn sẽ giảm bớt. Tuy nhiên hầu như mọi trường hợp mọc răng khôn đều bị thiếu chỗ nên trường hợp không bị mọc lệch, mọc ngang là hiếm xảy ra. Thậm chí, nhiều bệnh nhân từng gặp trường hợp răng khôn mọc ngược. Răng đâm vào những răng bên cạnh và vào máu, nướu dẫn tới đau buốt.

3. Tình trạng đau răng khôn có nguy hiểm không?

Đau răng khôn là tình trạng đa số mọi người đều phải trải qua trong quá trình hình thành răng khôn. Đây có thể chỉ là biểu hiện của việc răng tách lợi ra để mọc lên. Tuy nhiên, đôi khi đau răng khôn có nguy hiểm, là những báo hiệu cho những biến chứng mọc răng:

3.1 Sâu răng

Răng khôn mọc lệch sẽ khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Khi không được đảm bảo sạch sẽ, thức ăn thừa sẽ mắc lại vào kẽ răng, Lâu ngày, điều này sẽ gây nhiễm khuẩn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng tấn công răng và gây ra sâu răng. Khi lỗ sâu tăng kích thước đồng thời phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả của vấn đề này là khiến răng quai hàm bị hỏng và lan rộng ra những răng khác.

3.2 U nang xương hàm

Răng khôn mọc lệch có thể dẫn tới nguy cơ bị tiêu ngót chân răng bên cạnh. Thậm chí, răng khôn có thể bị biến chứng, thoái hóa thành u nang bệnh lý ở trong xương hàm, răng và cả những dây thần kinh.

3.3 Áp xe răng khôn

Răng khôn rất dễ mắc phải tình trạng áp xe răng. Điều này là bởi đây là chiếc răng mọc cuối cùng nên dễ bị mọc ngầm, mọc lệch. Cùng với đó, do nằm ở vị trí trong cùng của khung hàm khiến việc vệ sinh răng khôn càng trở nên khó khăn.

Khi bị áp xe răng khôn, nhiều nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh. Điển hình như: bị sưng hạch ở cổ, răng đau nhức, cơn đau kéo dài dai dẳng, … Ngoài ra, bệnh nhân bị áp xe răng khôn cũng có thể phát sốt. Tình trạng này lâu ngày không chữa trị phù hợp sẽ dẫn tới co giật nghiêm trọng. Tình trạng này cũng có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng gây nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng xương ổ răng, nhiễm trùng máu, …

4. Những cách giúp khắc phục đau răng khôn

4.1 Chú ý tới việc chăm sóc răng miệng

Trong quá trình mọc răng khôn, các mô mềm quanh nướu dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Do vậy, người bệnh nên thực hiện đánh răng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Để thực hiện tốt quá trình vệ sinh răng miệng, người bệnh nên lưu ý thao tác chải răng nhẹ nhàng. Như vậy, nướu răng và chân răng sẽ không bị tổn thương. Cùng với đó, ta nên lưu ý lựa chọn loại kem đánh răng chứa nhiều Fluor và kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng ấm hay dùng chỉ nha khoa.

4.2 Sử dụng đá lạnh

Sử dụng đá lạnh để chườm là một trong những cách giảm đau răng hiệu quả. Thực hiện phương pháp này, người bệnh hãy lấy 2-3 viên đá lạnh nhỏ. Ta bỏ đá vào trong chiếc khăn mềm rồi thực hiện chườm. Lưu ý chườm thao tác nhẹ nhàng quanh khu vực mọc răng từ 2-5 phút. Duy trì thói quen này với 2-3 lần/ngày sẽ đem tới hiệu quả đáng kể.

4.3 Sử dụng chanh tươi

Chanh là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C lớn cùng axit. Do đó chanh có khả năng kháng khuẩn và là một phương pháp giảm đau răng khôn hiệu quả. Ta chỉ cần rửa sạch chanh, lấy phần nước cốt. Sau đó, ta sử dụng bông y tế thấm nước cốt chanh và bôi vào vị trí đau răng khoảng 1-2 phút. Cuối cùng, người bệnh súc miệng với nước sạch, thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

4.4 Điều trị nha khoa

Đau răng khôn có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tất tần tật những kiến thức về răng số 8 bạn cần biết

Tình trạng đau răng không cần điều trị nha khoa để khắc phục triệt để

Những phương pháp trên đều chỉ là cách giúp làm giảm tình trạng đau nhức răng khôn gây ra. Để dứt điểm vấn đề, người bệnh cần tới kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng riêng.

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về răng khôn và triệu chứng đau răng khôn. Chắc hẳn qua bài viết, mọi người đều đã có đáp án cho câu hỏi đau răng khôn có nguy hiểm hay không?

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *