Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Vậy người bệnh viêm phế quản mạn tính nên và không nên ăn gì trong khi bị bệnh?
Viêm phế quản mạn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Việc điều trị viêm phế quản mạn tính chủ yếu là dùng thuốc kết hợp với tránh các yếu tố làm bệnh nặng thêm, trong đó có yếu tố liên quan tới ăn uống.

Bạn đang đọc: Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm phế quản là: dùng những món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn như sau:

  • Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của bệnh nhân.

Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

Người bị viêm phế quản mạn tính cần ăn nhiều rau xanh, cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể

  • Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như: gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà…
  • Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp người viêm phế quản mạn tính đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Những người bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường.  Uống đủ nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm và khô họng của bệnh nhân.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:

  • Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán. Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều calo cũng không được khuyến khích đối với bệnh nhân viêm phế quản mạn tính bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân

Tìm hiểu thêm: Bệnh hen phế quản có lây không?Các biện pháp phòng tránh

Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn

  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản mạn tính không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.
  • Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với bệnh nhân viêm phế quản mạn tính. Bệnh nhân viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt… gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.
  • Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu… các thực phẩm này dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây ho .Những thực phẩm này kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm sưng tấy xung huyết niêm mạc, thậm chí viêm loét, khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
  • Nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.

Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính

>>>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên làm gì cho nhanh khỏi đau?

Người bệnh nên kiêng rượu bia, thuốc lá…trong khi điều trị viêm phế quản mạn tính

  • Không nên uống rượu vì nó làm gia tăng tình trạng viêm phế quản mạn tính.
  • Đặc biệt bị viêm khí quản mạn tính phải tuyệt đối cai thuốc. Hút thuốc dài ngày có thể làm tăng tuyến nhờn, chất cặn bã tăng lên làm khí quản co giật, ảnh hưởng đến bài tiết của lông mao, thải đờm khó khăn.

Đối với người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, việc chú trọng trong ăn uống rất cần thiết. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh cũng đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn một cách đáng kể.
Bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh đơn thuốc phù hợp hoặc xử trí những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *