Nhồi máu cơ tim điều trị an toàn, ngăn biến chứng

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch gây tử vong cao. Tìm hiểu nhồi máu cơ tim điều trị, triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết.

Bạn đang đọc: Nhồi máu cơ tim điều trị an toàn, ngăn biến chứng

1. Tìm hiểu nhồi máu cơ tim là gì?

Tim đảm nhận chức năng bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tim được cung cấp oxy và dưỡng chất từ 2 nhánh mạch máu sau:

– Động mạch vành trái

– Động mạch vành phải

Hiện tượng nhồi máu cơ tim chỉ tình trạng 1 hoặc cả 2 nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột khiến cơ tim không nhận đủ máu và nguy cơ hoại tử cơ tim rất cao. Khi một vùng cơ tim chết do thiếu máu, chức năng bơm máu của tim không còn hiệu quả, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

– Suy tim

– Đột tử

Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở mỗi người có thể khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn của động mạch vành cũng như vị trí bị tác động. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo một ssoo triệu chứng thường gặp của bệnh lý nhồi máu cơ tim như sau:

1.1. Đau ngực

Đây là triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh tim trong đó có nhồi máu cơ tim. Người bệnh miêu tả đau ngực có cảm giác nặng, chèn ép, nhức nhối hoặc đau nhói. Bệnh thường xảy ra ở vùng ngực phía trên, sau xương ức và lan dần ra cánh tay, hàm hoặc bụng dưới.

Nhồi máu cơ tim điều trị an toàn, ngăn biến chứng

Đau tức ngực là triệu chứng điển hình của nhóm bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim

1.2. Khó thở

Nhồi máu cơ tim gây ra triệu chứng khó thở, thở hổn hển. Nguyên nhân là do một phần cơ tim bị suy giảm chức năng hoặc chất lỏng tích tụ ở phổi cản trở việc thở.

1.3. Mệt mỏi

Mệt mỏi, mất năng lượng cũng có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Điều này xảy ra khi tim không thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp máu và oxy đi nuôi cơ thể.

1.4. Buồn nôn, nôn

Một số người có thể buồn nôn, nôn khi mắc bệnh lý này. Đây là tác động của cơ tim yếu và suy giảm tuần hoàn máu.

1.5. Hoa mắt, chóng mắt, ngất

Máu và oxy cung cấp đến não suy giảm do nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Ngay khi cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng trên đây, bạn nên đến chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám, kết luận tình trạng bệnh và điều trị sớm.

2. Lưu ý các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Các yếu tố nguy cơ được xác định có thể gây nhồi máu cơ tim cấp gồm:

2.1. Cholesterol trong máu cao

Một trong những nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là mỡ máu cao. Trong máu tồn tại 3 loại chất béo gồm:

– Cholesterol tốt

– Cholesterol xấu

– Chất béo trung bình

Khi tỷ lệ hàm lượng các chất béo này ở mức cân bằng, hệ tim mạch và sức khỏe đều ổn định. Ngược lại, khi lượng chất béo xấu tăng lên, các mảng xơ vữa sẽ hình thành từ động mạch, tích tụ và theo thời gian gây tắc nghẽn.

Cholesterol trong máu vừa là sản phẩm do cơ thể sản xuất ra nhưng cũng là do thực phẩm cơ thể hấp thu hàng ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến cholesterol xấu trong máu cao thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt.

2.2. Bệnh huyết áp

Huyết áp cao khiến động mạch phải chịu nhiều áp lực lớn, nếu kéo dài có thể làm giãn, yếu, đứt và gây nhồi máu cơ tim cấp.

Tìm hiểu thêm: Thỉnh thoảng đau nhói ở tim là bệnh gì?

Nhồi máu cơ tim điều trị an toàn, ngăn biến chứng

Huyết áp cao kéo theo nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng

2.3. Bệnh lý mạn tính

Những người mắc bệnh đái tháo đường, gout có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường. Nguy hiểm hơn, việc cấp cứu và điều trị cho nhóm bệnh nhân này cũng gặp nhiều khó khăn.

2.4. Nguyên nhân khác

Hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thừa cân, béo phì, ít vận động, … cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, cơn nhồi máu cơ tim dễ xuất hiện và tiến triển nặng ở những người cao tuổi, có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh tim mạch.

3. Nhồi máu cơ tim điều trị sớm, phù hợp

3.1. Nhồi máu cơ tim điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một trong những yếu tố có ý nghĩa với trong điều trị nhồi máu cơ tim, cụ thể:

– Chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất béo, cholesterol và muối trong bữa ăn hàng ngày. Cần tăng cường ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein không béo trong chế độ dinh dưỡng.

– Tập thể dục

Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội để nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh lý khác.

– Ngưng thuốc lá

Hút thuốc là là một trong những yếu tố gây nhồi máu cơ tim. Nếu bạn hút thuốc, hãy hạn chế và dần bỏ thuốc hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe.

– Kiểm soát căng thẳng

Hãy cố giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

3.2. Nhồi máu cơ tim điều trị bằng thuốc

Sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị bao gồm:

– Thuốc chống đau ngực: mục đích giảm triệu chứng đau tức ngực.

– Thuốc chống đông ngăn ngừa cục máu đông trong động mạch.

– Thuốc giảm cholesterol để kiểm soát mức cholesterol đồng thời giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.

– Thuốc chống co thắt mạch vành giúp giảm căng thẳng trên tim, hỗ trợ máu lưu thông.

– Thuốc điều chỉnh huyết áp với mục tiêu kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim điều trị an toàn, ngăn biến chứng

>>>>>Xem thêm: Thực phẩm nào tốt cho cơ tim? phải làm việc nhiều hơn

Thăm khám, thực hiện các chụp chiếu cần thiết và tư vấn cách điều trị an toàn

3.3. Phương pháp can thiệp

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp mạch vành để cải thiện tình trạng bệnh.

3.4. Lưu ý trong điều trị

Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tiếp tục được theo dõi, điều trị hỗ trợ để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ tái phát. Người bệnh cần tái khám định kỳ, xét nghiệm và điều chỉnh sử các loại thuốc sao cho phù hợp.

Lưu ý rằng, nhồi máu cơ tim điều trị cần dựa trên nguyên tắc thực hiện sớm, phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, khi có triệu chứng cảnh báo, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *