Dân gian thường cho rằng thịt gà là kẻ thù của bệnh trĩ. Bài viết hôm nay, Thu Cúc TCI sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về căn bệnh này và kiểm chứng: Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: bệnh trĩ có ăn được thịt gà không
1. Bệnh trĩ và những thông tin tổng quan cần biết
1.1. Bệnh trĩ: định nghĩa và phân loại
Bệnh trĩ được khoa học gọi với cái tên hemorrhoids, là căn bệnh phổ biến trong các bệnh về hậu môn – trực tràng. Tình trạng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng, gây ra sự hình thành của búi trĩ, tạo nên bệnh trĩ.
Theo vị trí phân bố của các búi trĩ mà các chuyên gia chia trĩ thành hai loại chính là trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) . Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tình trạng kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nói chung được chia thành 4 cấp độ, tăng dần theo độ nặng lên của bệnh. Đối với cấp độ 1,2,của bệnh, chỉ cần điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đối với bệnh trĩ ở độ 3,4 hay là độ 2 nhưng không đáp ứng với thuốc trị bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt trĩ hoặc áp dụng một số thủ thuật như tiêm xơ, khâu treo búi trĩ, thắt mạch trĩ,..
1.2. Triệu chứng đầy phiền toái của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh có những triệu chứng khá đặc trưng, ít bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ở bệnh nhân bị trĩ nội, triệu chứng dễ nhận ra là thường xuyên đại tiện ra máu. Bệnh càng nặng thì máu mất đi do đại tiện càng nhiều. Thậm chí máu có thể ra thành các giọt hoặc bắn theo tia. Biểu hiện này cần phải can thiệp ngay để tránh khiến người bệnh thiếu máu do mất đi quá nhiều máu. Ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại, có thể phát hiện bệnh sớm hơn nhờ các búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài. Trĩ ngoại ít gây chảy máu hơn nhưng đem lại những cơn đau đớn dữ dội hơn.
Bệnh trĩ nội gây ra hiện tượng đại tiện ra máu thường xuyên
Bệnh trĩ nói chung có những biểu hiện là cảm giác ngứa hậu môn, luôn cảm thấy cộm và vướng. Ngoài ra, bệnh trĩ còn khiến hậu môn nhớp nháp, tiết ra nhiều dịch nhầy gây khó chịu. Đặc biệt, bệnh trĩ có đặc trưng là các khối sa hậu môn- các búi trĩ gây phiền toái cho người bệnh.
1.3. Những thủ phạm gây nên bệnh trĩ
Các cơ chế hình thành nên bệnh trĩ hiện đang dừng ở mức độ các giả thuyết. Tuy vậy, các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân được coi như các yếu tố mang nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao như sau:
– Chứng táo bón kéo dài do nhiều lý do khác nhau. Trong đó phổ biến là chế độ ăn uống ít chất xơ từ rau củ quả. Người ăn quá nhiều đạm cũng rất dễ bị trĩ.
– Người làm công việc bê vác đồ nặng. Điều này dễ dàng dẫn đến gây nhiều áp lực lên ổ bụng, hậu môn – trực tràng, gây ra trĩ
– Người làm công việc có tính chất phải ngồi lâu một vị trí.
– Nữ giới mang thai và sinh con (sinh thường). Đây là lý do khiến cho tỷ lệ mắc trĩ ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới, chiếm khoảng 60% các ca bệnh nói chung.
– Thói quen uống quá ít nước. Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống nhiều cồn, thói quen sử dụng các chất kích thích,..
2. Bệnh trĩ có ăn được thịt gà hay không – lời giải đáp
2.1. Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không, lý do?
Theo các nghiên cứu y khoa, người bị mắc bệnh trĩ cần phải kiêng sử dụng các loại thực phẩm có độ đạm quá cao. Việc ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều đạm có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, từ đó dễ sinh ra táo bón. Trong khi đó, táo bón có thể coi như một nỗi ám ảnh đối với những bệnh nhân trĩ khi đi đại tiện. Phân khi ấy sẽ cứng lại, đào thải trở nên khó khăn nên người bệnh bắt buộc phải rặn. Khi chất thải quá cứng đi qua ống hậu môn, chúng chắc chắn cọ xát vào búi trĩ, gây trầy xước. Điều này dẫn đến triệu chứng chảy máu, nhiễm khuẩn, loét và hoại tử búi trĩ.
Thịt gà lại là thực phẩm chứa hàm lượng đạm rất cao. Thậm chí một số chuyên gia đặt thịt gà đứng “đầu bảng” về hàm lượng đạm. Cứ mỗi 100g thịt ức gà có thể cung cấp tới 30g đạm.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng của bệnh trĩ Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ
Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất thơm ngon
Vậy bệnh trĩ có ăn thịt gà được không? Câu trả lời đó là: chưa có cơ sở nào chứng minh thịt gà gây hại đến trĩ. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên hạn chế ăn thịt gà quá nhiều. Việc lạm dụng thịt gà trong chế độ ăn có thể dẫn đến chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Chứng táo bón là cơn “ác mộng” của những người bệnh trĩ khi việc rặn đại tiện khó khăn và đau đớn hơn bình thường.
2.2. Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không – cần tránh những loại thịt nào?
Nhìn chung, người bệnh nên hạn chế thịt gà nhưng không nhất thiết phải cắt giảm hoàn toàn. Người bệnh có thể sử dụng thịt gà 1-2 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 100g.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn sữa chua sau khi ăn thịt gà. Sữa chua chứa cực nhiều lợi khuẩn. Các lợi khuẩn giảm tình trạng khó tiêu và táo bón vì chúng có thể kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn thịt gà cùng với nhiều rau xanh để giảm tình trạng táo bón một cách triệt để.
Người bị bệnh trĩ cũng nên hạn chế những loại thịt có màu đậm như thịt chó, thịt bò, hải sản,.. Mặc dù cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, các loại thịt này cần được dùng với mức độ vừa phải, không quá nhiều. Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh có thể thay thế bằng những loại thịt hoặc rau củ khác ít chất đạm hơn, nhiều chất xơ hơn cho cơ thể.
2.3. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ được khuyến khích sử dụng những nhóm thực phẩm sau:
– Thực phẩm nhiều chất xơ. Hầu hết các loại rau củ đều chứa các chất xơ cần thiết cho cơ thể.
– Thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, mồng tơi, thanh long,…
>>>>>Xem thêm: [Góc giải đáp]: Bệnh trĩ có nên ăn nha đam
Thanh long giúp nhuận tràng, tốt cho người bệnh trĩ
– Các loại dầu thực vật
– Thực phẩm chứa nhiều sắt ngăn ngừa tình trạng mất máu do bệnh trĩ đem lại.
Ngoài ra, cần đảm bảo đủ 2 lít nước trở lên một ngày. Điều này ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng đau đớn khi đi vệ sinh ở người bệnh trĩ.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi: “Bệnh trĩ có ăn thịt gà được không?” cùng những thông tin về căn bệnh đầy phiền toái này. Đặc biệt lưu ý, bệnh trĩ không thể tự khỏi mà cần phải được thăm khám sớm để điều trị hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.