Niềng răng quặp phức tạp và mất thời gian hơn

Răng quặp là một dạng khớp cắn của răng bị sai lệch. Những đối tượng gặp tình trạng răng quặp không chỉ phải chịu ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Quá trình vệ sinh và ăn uống cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Để khắc phục vấn đề này, nhiều người đã lựa chọn niềng răng quặp. Tuy nhiên, quá trình niềng này sẽ phức tạp và lâu hơn so với niềng thông thường.

Bạn đang đọc: Niềng răng quặp phức tạp và mất thời gian hơn

1. Thế nào là răng bị quặp?

Răng quặp còn được gọi với một tên khác là răng móm, răng cắn ngược, mọc cụp. Tình trạng răng bị sai khớp cắn này có 2 trường hợp cụ thể là răng hô và răng móm. Khi bị răng quặp, hàm trên và dưới sẽ sai lệch, không ăn khít với nhau.

Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng quặp. Trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và tác động từ khách quan:

– Do yếu tố bẩm sinh: Điều này được thể hiện khi bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Ngay từ khi đó, hàm dưới đã có sự phát triển quá đà, to hơn hàm trên làm nên sự mất cân đối.

– Do yếu tố di truyền: Trong gia đình, ông, bà, cha, mẹ, … có cùng huyết thống xuất hiện tình trạng răng quặp. Khi đó, nguy cơ bị rặng quặp của ta cũng sẽ rất cao.

– Do những thói quen sinh hoạt xấu: Việc bị răng quặp có thể do chính những thói quen không tốt hàng ngày. Điển hình như: bú bình lâu ngày, mút tay, cắn môi, …

2. Những tác hại của răng quặp

2.1 Gương mặt bị mất cân đối

Sở hữu răng mọc quặp sẽ khiến tổng thể phần cằm và môi của ta bị lẹm vào hoặc nhô ra. Điều này sẽ khiến cho gương mặt trở nên mất cân đối và không được hài hòa. Những người không may sở hữu hàm răng quặp thường vì thể mà mất tự tin. Thẩm mỹ gương mặt của bản thân bị ảnh hưởng đáng kể.

2.2 Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng

Khi hai hàm răng không khít sát sẽ khiến quá trình ăn nhau khó khăn hơn. Khi chức năng ăn nhai bị suy giảm, đô ăn đi vào dạ dày chưa được nghiền nát hoàn toàn. Lúc đó, các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, … sẽ ập đến. Bên cạnh đó, có một số trường hợp khi răng mọc cụp sẽ khiến quai hàm chịu nhiều áp lực. Việc nhai lệch khớp sẽ dễ gây nên các vấn đề như co thắt cơ và đau khớp thái dương hàm.

2.3 Vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn

Răng mọc quặp vào trong sẽ là một trở ngại lớn đối với quá trình vệ sinh răng. Đặc biệt là mặt trong của hàm răng. Khi ấy, các mảng bám thức ăn sẽ không được xử lý sạch sẽ. Vi khuẩn sẽ theo đó sinh sối, phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều các vấn đề răng miệng khác. Ví dụ như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, …

3. Độ phức tạp của niềng răng quặp

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, tình trạng răng quặp đã có thể được cải thiện nhờ phương pháp niềng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn gây nhiều băn khoăn cho người bệnh. Điển hình là 2 vấn đề sau đây:

3.1 Thời gian niềng răng quặp

Niềng răng quặp phức tạp và mất thời gian hơn

Mỗi phương pháp niềng răng sẽ tốn khoảng thời gian khác nhau để đem lại hiệu quả cải thiện răng quặp

Những đối tượng bị răng quặp có đa dạng lựa chọn phương pháp niềng. Trong đó, ta có thể chia làm 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Các phương pháp này đều có thể hỗ trợ cải thiện hàm răng. Mức độ hiệu quả sẽ tùy tình trạng răng cụ thể.

Mỗi phương pháp niềng sẽ có chi phí và thời gian thực hiện khác nhau. Dựa vào nhu cầu của bản thân, mỗi người sẽ có một phương pháp phù hợp riêng. Cụ thể:

– Niềng răng mắc cài là một phương pháp niềng răng truyền thống. Chi phí cho loại hình này sẽ thấp hơn và thời gian niềng trung bình từ 18 – 24 tháng.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả, nhanh chóng

Niềng răng quặp phức tạp và mất thời gian hơn

Phương pháp niềng Invisalign giúp cải thiện răng quặp trong khoảng 16 – 20 tháng

– Niềng răng Invisalign là công nghệ niềng răng hiện đại với hàm trong suốt. Phương pháp niềng này sẽ có chi phí cao hơn so với những loại còn lại. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, thời gian niềng sẽ nhanh hơn. Trung bình một người niềng răng Invisalign sẽ mất khoảng 16 – 20 tháng. Trong đó, thời gian hoàn tất quá trình có thể rút ngắn tối thiểu khoảng 4 tháng.

Đó là thời gian niềng răng nói chung. Đối với răng quặp, các bác sĩ cũng cho biết, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 2 năm và với chi phí khá đắt.

3.2 Răng quặp niềng có đau không?

Đối với niềng răng nói chung và kể cả niềng răng quặp nói riêng, thời gian đầu người dùng sẽ cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu. Điều này là do ta chưa quen với việc phải đeo khí cụ. Thế nhưng triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Nếu sau đó, tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm, ta có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn, chỉ định một số loại thuốc giảm đau.

Bên cạnh đau nhức thời gian đầu, việc niềng răng quặp sẽ có một vài khó khăn khác:

Niềng răng quặp thường khó khăn và phức tạp hơn so với niềng răng hô vẩu, răng mọc lệch…
Trước khi niềng răng quặp, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị một thời gian dài để khớp cắn hàm trên và khớp dưới khớp nhau. Trường hợp bị cắn khớp quá nặng thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bớt phần xương hàm trên trước khi chỉnh nha. Sau khi khớp cắn hai hàm khớp nhau, các bác sĩ mới tiến hành niềng răng quặp.

4. Những lưu ý sau khi thực hiện niềng răng quặp

Để quá trình niềng răng quặp và hiệu quả sau này được đảm bảo, ta cần lưu ý một số điều sau:

– Đảm bảo khoang miệng luôn được giữ sạch sẽ. Đặc biệt là thời điểm sau khi ăn xong, ta cần súc miệng và loại bỏ cặn thức ăn thừa.

– Nên sử dụng những thực phẩm mềm, đảm bảo dinh dưỡng.

– Tránh xa những món ăn quá dai, dẻo hay cứng.

Niềng răng quặp phức tạp và mất thời gian hơn

>>>>>Xem thêm: Niềng răng uy tín: tiêu chí lựa chọn những địa chỉ tin cậy

Để đảm bảo hiệu quả niềng răng, người bệnh nên tới thăm khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để được siết chặt khí cụ cũng như tầm soát tình trạng sức khỏe răng miệng

– Tái khám theo đúng lịch hẹn để được siết lại khí cụ. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo tình trạng răng không có gì bất thường.

Vừa rồi là một vài thông tin cần thiết về phương pháp niềng cho những đối tượng bị răng quặp. Hy vọng những điều này sẽ có ích và hỗ trợ trong việc lựa chọn phương pháp khắc phục vấn đề răng miệng của mọi người.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *