Với tỉ lệ mắc trong cộng đồng là cực kỳ cao, nhiều người hoang mang về câu hỏi: Liệu bệnh trĩ có lây không? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ mối bận tâm đồng thời cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về bệnh trĩ.
Bạn đang đọc: Góc thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không?
1. Những thông tin tổng quát về bệnh trĩ
Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không?”, cùng nhau tìm hiểu về bệnh trĩ, những triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh đầy ám ảnh này.
1.1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra do tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Điều này cũng đồng thời làm viêm và sưng các mô, hình thành nên búi trĩ. Người bị bệnh trĩ thường xuyên cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy và đau rát hậu môn. Điều này gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng cuộc sống.
Mô tả trực quan bệnh trĩ
1.2. Phân loại bệnh trĩ
Dựa theo vị trí xuất hiện của búi trĩ, có thể phân chia bệnh trĩ thành hai loại.
– Trĩ nội: Các búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược, nằm trong ống hậu môn. Búi trĩ nội thường được bao bọc bởi niêm mạc và những lớp biểu mô chuyển tiếp.
– Trĩ ngoại: Các búi trĩ mọc xung quanh đường hậu môn, bên ngoài ống hậu môn và trực tràng. Phía trên chúng thường là lớp biểu mô vảy quanh vùng hậu môn.
Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra khi người bệnh mắc đồng thời cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Tìm hiểu thêm: Gối ngồi cho người bệnh trĩ có những đặc điểm gì?
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại
Dựa theo cấp độ bệnh, người ta chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ. Ở trĩ nội và trĩ ngoại, các biểu hiện bệnh sẽ khác nhau mặc dù cùng ở một cấp độ do đặc điểm vị trí. Tuy nhiên, ở cả hai loại trĩ thì cấp độ 1,2 thường có các biểu hiện khá nhẹ. Người bệnh không cần phải phẫu thuật chữa trĩ mà chỉ cần uống thuốc và các biện pháp nội khoa khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng là độ 3, độ 4, các búi trĩ sẽ to hơn và gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Lúc này, biện pháp tốt hơn hết là dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ.
1.3. Dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu đặc trưng mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết.
– Máu thường xuyên xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Dấu hiệu này phổ biến trong hầu hết các ca bệnh. Đối với bệnh trĩ nội, máu sẽ nhiều hơn bởi trong quá trình rặn, các búi trĩ phái trong hậu môn sẽ chịu áp lực lớn, cọ xát với thành hậu môn. Trong thời gian đầu, máu lẫn trong phân. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những tia máu. Đối với bệnh trĩ ngoại, người bệnh sẽ ra ít máu hơn bơi các búi trĩ nằm ngoài hậu môn.
– Các khối thịt ở hậu môn hình thành. Các búi trĩ sẽ xuất hiện gây cảm giác ngứa, cộm, bất tiện khi sinh hoạt.
– Cảm giác đau, hậu môn rát, luôn cảm thấy có thứ gì đó vướng víu, cảm giác mắc rặn.
– Sưng ống hậu môn, khó đại tiện.
1.4. Nguyên nhân của bệnh trĩ
Hiện tại, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ chưa được xác định. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân sau được coi như những yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh.
– Bệnh táo bón mạn tính là nguyên nhân rất điển hình dẫn đến bệnh trĩ
– Tăng áp lực trong ổ bụng
– Thai kỳ của phụ nữ
>>>>>Xem thêm: “Điểm danh” các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Thai kỳ là thời gian phụ nữ dễ bị mắc bệnh trĩ
– Những yếu tố khác như quan hệ tình dục bằng cách xâm nhập hậu môn, sử dụng chất kích thích, chất có cồn,…
2. Trả lời thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không?
Câu trả lời là bệnh trĩ hoàn toàn không thể lây. Bệnh trĩ không lây từ người qua người qua bất kỳ con đường nào. Kể cả qua đường máu, đường thở, đường tình dục hay từ mẹ qua con. Lý do của điều này là vì bệnh trĩ không bị gây ra bởi bất kỳ vi khuẩn/ vi rút nào. Chính vì vậy, người bệnh trĩ không cần lo lắng về việc có lây bệnh cho người khác hay không. Mặt khác, cần giữ thái độ lạc quan, vui vẻ, tránh tâm lý tự ti. Tâm lý này sẽ khiến người bệnh không muốn cho ai biết về bệnh, cũng không đi khám chữa. Điều này sẽ dẫn đến những nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như sa nghẹt búi trĩ, thuyên tắc trĩ, thiếu máu, nhiễm trùng và hoại tử hậu môn..
Bệnh trĩ không lây lan nhưng bất kỳ ai đều có nguy cơ mắc trĩ nếu chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Ở độ tuổi trung niên, tỷ lệ người mắc là cao hơn. Đặc biệt là đối tượng dân văn phòng hoặc những người làm việc nặng nhọc kéo dài. Đặc điểm chung của cá đối tượng này đều là do tứ thế ngồi và vận động làm tăng áp lực ổ bụng hoặc tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không” là: hoàn toàn không!
3. Điểm danh các cách phòng ngừa bệnh trĩ
Có thể áp dụng những cách phòng ngừa bệnh trĩ như sau:
Phòng ngừa bệnh trĩ là điều cần làm đối với mọi lứa tuổi. Cần duy trì những thói quen sau đây để ngăn ngừa trĩ hiệu quả.
– Tránh xa táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ, uống đủ nước (từ 2 lít một ngày). Không nên sử dụng quá nhiều đồ cay nóng, chiên rán
– Tăng cường vận động, tập một vài động tác nhẹ sau khi ngồi quá lâu.
– Không sử dụng các chất kích thích hay quá nhiều rượu bia,…
– Ngâm hậu môn trong nước nóng từ 15-20p để có thể hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở hậu môn.
– Thăm khám ngay khi có triệu chứng dù là rất nhẹ để tránh tối đa các biến chứng.
4. Làm cách nào điều trị bệnh trĩ
Bệnh là căn bệnh lành tính, không lây lan, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, phiền toái nó đem lại là cực kỳ lớn. Bệnh chỉ thực sự chấm dứt khi bệnh nhân được áp dụng những phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh trĩ không thể tự hết. Việc thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể sẽ giúp bệnh nhân chữa trĩ an toàn và ngăn trĩ tái phát. Thông thường có hai cách chữa trĩ tùy theo mức độ của bệnh như sau:
– Điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định. Phương pháp nội khoa này thường được áp dụng với mức độ nhẹ như 1,2. Thuốc hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ và hạn chế nguy cơ tắc mạch. Tuy nhiên thuốc sử dụng phải do bác sĩ chỉ định theo đúng liều lượng, thời gian sử dụng.
– Điều trị bằng phẫu thuật: Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, cấp độ 3,4 thì việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả nữa. Lúc đó, phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc.Một số phương pháp có thể kể đến là mổ trĩ Longo, cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson,..
– Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như dùng thủ thuật: thắt mạch, tiêm xơ búi trĩ,…
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bệnh trĩ có lây không?” và cung cấp những thông tin tổng quan về căn bệnh thầm kín này. Hãy đi khám ngay khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh để được chẩn đoán và điều trị y khoa kịp thời, hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.