Hỏi -đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất. Bài viết dưới đây là những hỏi – đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa.

Bạn đang đọc: Hỏi -đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

-Thời tiết đang giao mùa có nhiều thay đổi thất thường. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, cách phòng ho và cảm cho bé! Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hương – Hà Nội)

Thời tiết giao mùa, cha mẹ cần tránh cho con tiếp xúc đột ngột với môi trường thay đổi. Trẻ cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi ra ngoài về, tiêm ngừa các loại tác nhân gây bệnh có vắcxin, giữ ấm cổ cho trẻ, mặc ấm khi trời trở lạnh…

Hỏi -đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp

Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi là gì? Cách phòng tránh viêm phổi như thế nào? (Khang Tuấn)

Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở. Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:

Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút
Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút
Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút

 Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi. Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang. Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu).

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi lấy mẫu bệnh phẩm

Hỏi -đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

Cha mẹ cần theo dõi kỹ và chăm sóc tốt khi trẻ bị bệnh.

Để phòng ngừa viêm phổi, cần rửa tay, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đủ, tránh môi trường gây hại cho đường hô hấp như lạnh, nóng, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.

– Xin hỏi bác sĩ, bệnh viêm phổi do phế cầu thường xảy ra vào khoảng thời gian nào trong năm? (Ngọc Lan)

Bệnh viêm phổi do phế cầu xảy ra hầu như quanh năm, nhưng nhiều hơn vào lúc chuyển từ nóng sang lạnh và lúc thời tiết rất nóng. Hiện ở trẻ em và người lớn tuổi thì tác nhân chính gây viêm phổi là vi khuẩn phế cầu. Hiện nay, viêm phổi là bệnh chính tại nhiều bệnh viện nhi của các thành phố lớn.

-Chào bác sĩ! Xin hỏi bác sĩ, mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phế cầu khuẩn như thế nào? (Ngọc Quang)

Phế cầu khuẩn thông thường có ở vùng tai  mũi – họng của người lành. Vi khuẩn này chỉ nguy hiểm khi tấn công vào các cơ quan, trong đó viêm tai để lại hậu quả giảm thính lực. Viêm màng não rất khó điều trị và có thể để lại di chứng. Viêm phổi gây suy hô hấp, một số trường hợp có thể gây tử vong. Một điều quan trọng cần quan tâm là phế cầu hiện nay kháng với nhiều loại kháng sinh. Do đó để điều trị khỏi bệnh do phế cầu thì cần phải dùng nhiều loại kháng sinh đắt tiền và thời gian điều trị kéo dài.

-Thưa bác sĩ, thời tiết chuyển mùa nên bé nhà tôi ho và sổ mũi liên tục. Tôi đang rất xốt ruột và lo lắng! Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Trẻ nhỏ rất dễ ho, sổ mũi khi thời tiết giao mùa. Và đa số các trường hợp ho, sổ mũi là do virus. Không phải tất cả các trường hợp ho, sổ mũi đều dùng kháng sinh. Nếu bé mới bị ho, sổ mũi không có thở nhanh, nước mũi vẫn trong thì nên sử dụng các biện pháp thông thường như thuốc ho thảo dược, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý chứ không nên tự sử dụng kháng sinh.

Hỏi -đáp về bệnh đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh phụ khoa ở đâu uy tín hiện nay

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hập đang tăng cao tại các bệnh viện.

-Bé nhà tôi 20 tháng rất hay bị ho, sổ mũi. Mỗi lần bị thường kéo dài rất lâu (1 tháng) và tái phát thường xuyên. Xin hỏi bác sĩ, có cách nào chữa trị dứt điểm tình trạng này không ạ? (Phương Thảo)

Trẻ nhỏ thường mắc bệnh đường hô hấp từ sau 6 tháng tuổi đến hết 3 tuổi thì tần suất bệnh sẽ giảm dần. Những trẻ mới đi nhà trẻ do chưa quen môi trường nên tần suất bệnh có thể nhiều hơn. Để phòng ngừa bệnh hô hấp nên: Rửa tay cho trẻ thường xuyên, tránh môi trường khói bụi, bảo đảm uống đủ nước, ngủ đủ giấc, chích ngừa các loại vắcxin như sởi, ho gà, viêm màng não HIB, phế cầu, cúm đặc biệt những trẻ có đi nhà trẻ, khi về đến nhà cần rửa mũi và thay quần áo ngay…

Bệnh hô hấp ở trẻ có lây nhiễm không và có cách nào phòng ngừa sự lây nhiễm này không thưa bác sĩ? (Quang Tuấn)

Bệnh hô hấp rất dễ lây vì đa số tác nhân từ người bệnh phát tán ra môi trường qua đường không khí. Phòng ngừa lây nhiễm cũng là biện pháp cơ bản cách ly người bệnh, rửa tay, mang khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có bệnh. Khi có điều kiện chích ngừa các tác nhân có vắc xin.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *