Rối loạn nhịp tim là một nhóm nhiều bệnh lý liên quan đến sự bất thường về nhịp đập của tim. Các rối loạn này có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về rối loạn nhịp tim
1. Rối loạn nhịp tim là bệnh như thế nào?
1.1 Nhịp tim bình thường của người bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim là số lần tim đập tính trong một phút. Mỗi lần đập, tim bơm máu giàu oxy đi nuôi khắp cơ thể và đưa máu nghèo oxy về lại phổi. Tần số nhịp xoang khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành thông thường là 60 đến 100 nhịp/phút.
Nhịp tim có sự thay đổi và phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể:
– Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi: 70 đến 190 nhịp/phút
– Trẻ sơ sinh từ 1 đến 11 tháng tuổi: 80 đến 160 nhịp/phút
– Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: 80 đến 130 nhịp/phút
– Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: 80 đến 120 nhịp/phút
– Trẻ từ 5 đến 6 tuổi: 75 đến 115 nhịp/phút
– Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: 70 đến 110 nhịp/phút
– Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: 60 đến 100 nhịp/phút
– Các vận động viên: 40 đến 60 nhịp/phút
Tần số tim chậm hơn bình thường (nhịp chậm xoang) thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là các vận động viên và trong khi ngủ. Trong khi đó nhịp nhanh xoang có thể xảy ra khi xúc động mạnh.
Ngoài ra, nhịp tim có thể thay đổi do hô hấp. Cụ thể tần số tim có thể tăng nhẹ khi hít vào và giảm nhẹ khi thở ra.
Tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều là các dạng rối loạn chính của nhịp tim.
1.2 Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim một bệnh lý phổ biến và thường xảy ra trong thực tế hàng ngày, đặc trưng bởi tình trạng bất thường về điện học của tim, bao gồm bất thường trong quá trình tạo ra nhịp và dẫn truyền điện trong các buồng tim.
Rối loạn nhịp đập ở tim bao gồm các biểu hiện lâm sàng sau:
– Tim đập quá nhanh (tần số > 100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số
– Tim không đều, có lúc nhanh, có lúc chậm
Các rối loạn nhịp có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc không đều. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, các rối loạn này gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Bệnh thường được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc thăm khám các bệnh chuyên khoa khác như tiểu đường, tăng huyết áp… Thậm chí có trường hợp bệnh nhân phát hiện rung nhĩ khi nhập viện do tai biến mạch máu não.
2. Triệu chứng thường gặp của chứng rối loạn nhịp tim
Đa phần các trường hợp tim rối loạn nhịp mạn tính, người bệnh không xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhịp tim rối loạn có thể gây các triệu chứng đáng chú ý như:
2.1 Hồi hộp, đánh trống ngực – triệu chứng rối loạn nhịp tim phổ biến
Hồi hộp hoặc đánh trống ngực là triệu chứng phổ biến khi nhịp tim có rối loạn. Triệu chứng được mô tả là tim đập mạnh trong lồng ngực. Có thể tim ngừng đập trong chốc lát và đập mạnh trở lại.
2.2 Khó thở đột ngột
Các rối loạn về nhịp tim có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và bơm máu của tim, gây thiếu máu và thiếu oxy, dẫn đến tính trạng khó thở. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác hồi hộp, tim đập không đều. Trong nhiều trường hợp khó thở có thể là dấu hiệu gợi ý nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp nguy hiểm.
2.3 Chóng mặt
Chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân bị mất cân bằng, choáng váng, cảm thấy mọi thứ xung quanh bị quay vòng,…
2.4 Ngất xỉu
Nhiều trường hợp các bệnh nhân có rối loạn nhịp có thể mất ý thức đột ngột trong một thời gian ngắn. Đây là một triệu chứng đáng lo ngại và có thể gây các chấn thương hoặc tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt khi người bệnh đang tham gia giao thông hoặc đang đi thang bộ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu máu cơ tim và nguy cơ biến chứng
Khó thở có thể là một dấu hiệu nhận diện các trường hợp loạn nhịp tim.
3. “Điểm danh” các loại rối loạn nhịp thường gặp
– Các rối loạn nhịp nhanh: nhịp nhanh kịch phát trên thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, rung thất…
– Các rối loạn nhịp chậm: hội chứng suy nút xoang, block dẫn truyền nhĩ thất…
– Các rối loạn nhịp thường gặp khác: ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất…
4. Các biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim
Các trường hợp rối loạn nhịp nhẹ thường không gây nguy hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng có những rối loạn nhịp tim khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
– Đột quỵ
– Giảm khả năng gắng sức, hoạt động, sinh hoạt
– Suy tim
– Đột tử
5. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán các bất thường về nhịp tim, bác sĩ sẽ khám và đánh giá tình trạng tim mạch nói chung, hỏi triệu chứng, bệnh sử… Nếu có các yếu tố nghi ngờ liên quan loạn nhịp, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng như:
– Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp này nhằm đo thời gian của mỗi pha điện trong nhịp tim qua các điện cực gắn vào ngực, chân, tay
– Máy Holter điện tâm đồ 24 giờ: Thiết bị theo dõi điện tim di động, được đeo trong một hoặc nhiều ngày có tác dụng ghi lại hoạt động của điện tim.
– Siêu âm tim: Phương pháp không xâm lấn, dùng đầu dò để ghi lại hình ảnh về kích thước, cấu trúc và chuyển động của tim.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp kích hoạt rối loạn nhịp bằng để phục vụ việc khảo sát và chẩn đoán.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng ngừa tai biến đột quỵ từ những thay đổi trong lối sống
Điện tâm đồ là kiểm tra thường quy giúp chẩn đoán bất thường về nhịp tim.
6. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp thường được áp dụng
Các rối loạn nhịp được điều trị chủ yếu bằng thuốc. Việc lựa chọn thuốc điều trị bệnh này phụ thuộc vào loại rối loạn nhịp và những nguy cơ trên từng người bệnh. Có thể kể đến như thuốc kiểm soát nhịp tim, thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường… Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo đơn của bác sĩ để đạt hiệu quả trị bệnh và phòng ngừa biến chứng cao nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp gồm: ăn ít muối, ăn chất béo rắn, thường xuyên ăn trái cây, rau và ngũ cốc; tập thể dục các bộ môn như thiền định, yoga; hạn chế uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác; duy trì mức cân nặng ổn định; kiểm soát chỉ số cholesterol và huyết áp ổn định; tái khám định kỳ.
Trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, các thủ thuật và phẫu thuật có thể được xem xét sử dụng như cắt đốt qua ống thông, đặt máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim, phẫu thuật, bắc cầu mạch vành…
Để biết Thu Cúc TCI sử dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị nào cho các trường hợp rối loạn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.