Vì sao ho mãi không khỏi? điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Bạn bị ho mãi không khỏi cho dù đã điều trị bằng nhiều cách khác nhau? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng khó chịu này. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Vì sao ho mãi không khỏi? điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Vì sao ho mãi không khỏi? điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Ho dai dẳng, kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đường thở bị kích thích sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho kéo dài thường là do ảnh hưởng sau một đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Mặc dù hầu hết các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sẽ chấm dứt sau một vài ngày những những cơn ho vẫn tiếp tục bỏi vì virus gây bệnh có thể khiến đường thở của bạn trở nên sưng và nhạy cảm. Điều này thậm chí còn kéo dài kể cả sau khi virus biến mất.

Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Dị ứng và hen suyễn thường là nguyên nhân dẫn tới ho. Nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh giá có thể gây ra hen suyễn, kéo theo ho dai dẳng.
Trào ngược dạ dày  thực quản và tắc nghẽn đường thở khi ngủ cũng có thể gây ho mạn tính. May mắn là tất cả các vấn đề sức khỏe nêu trên đều có thể được điều trị. Vì thế nên đi khám để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả ngay khi có các dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản như:

  • Ợ nóng
  • Ho liên tục
  • Trào ngược

Các triệu chứng cảnh báo tắc nghẽn đường thở khi ngủ bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Ngáy to
  • Thở hổn hển
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm
  • Hay buồn ngủ vào ban ngày

Căng thẳng

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản cấp và cách điều trị

Vì sao ho mãi không khỏi? điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Căng thẳng mạn tính có thể khiến cho cơn cảm lạnh kéo dài hơn, dẫn tới tình trạng ho hen kéo dài.

Căng thẳng mạn tính có thể khiến cho cơn cảm lạnh kéo dài hơn. Vì thế để thoát khỏi tình trạng ho kéo dài, hãy thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Một cách đơn giản để thư giãn và nghỉ ngơi là ngủ 7 – 8 giờ/đêm.

Cơ thể thiếu chất lỏng

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, hãy uống nhiều nước. Nước lọc, nước trái cây, súp giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, nhờ đó chúng ta có thể ho và “tống” ra ngoài. Rượu và đồ uống có chứa caffein có thể gây mất nước, vì thế nên tránh tiêu thụ. Một cách khác để tăng thêm độ ẩm cho đường hô hấp là sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc nước xịt mũi.

Lạm dụng thuốc xịt mũi

Các loại thuốc xịt mũi chống xung huyết giúp làm giảm nghẹt mũi. Mặc dù vậy không sử dụng quá 3 ngày . Nếu lạm dụng thuốc, khi ngừng sử dụng sẽ khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Lượng thuốc xịt dư thừa sẽ làm cho màng mũi sưng lên, gây tắc nghẽn, dẫn tới hội chứng chảy dịch mũi sau và ho.

Không khí quá khô hoặc quá ẩm

Không khí quá khô, một tình trạng đặc biệt phổ biến trong mùa đông, có thể kích thích gây ho. Tuy nhiên không khí quá ẩm cũng không phải là môi trường lý tưởng. Cả hai tình trạng này đều kích hoạt bệnh hen suyễn, khuyến khích ự phát triển của bụi và nấm mốc. Các chất gây dị ứng này có thể khiến bạn ho.
Nhiễm khuẩn
Đôi khi, cảm lạnh có thể để lại đằng sau một món quà chia tay không mong muốn. Đường thở bị kích thích do ảnh hưởng của cảm lạnh dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và viêm phổi.Nếu bạn bị sốt hoặc đau cùng với ho kéo dài, một bệnh nhiễm trùng nào đó có thể là nguyên nhân. Khi gặp phải tình trạng này, nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn điều trị phù hợp, thường là sử dụng thuốc kháng sinh.
Ảnh hưởng của thuốc điều trị huyết áp

Vì sao ho mãi không khỏi? điều trị bằng nhiều cách khác nhau

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 

Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) để điều trị huyết áp cao có thể là lý do tại sao ho kéo dài

Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) để điều trị huyết áp cao có thể là lý do tại sao ho kéo dài. Khoảng 1 trong 5 người sử dụng thuốc ức chế ACE bị ho khan, ho kéo dài như một tác dụng phụ của thuốc. Với bất cứ ai gặp phải tình trạng này, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để thay thế bằng một loại thuốc khác.
Nếu tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn sau 1 tuần, nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và điều trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *