Sỏi thận xuất hiện từ sự lắng cặn của muối và khoáng hình thành bên trong thận. Đây là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Nếu được phát hiện sớm sỏi thận sẽ không gây ra các biến chứng lâu dài và quan trọng là người bệnh được điều trị kịp thời để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.
Bạn đang đọc: Hỏi nhanh – đáp gọn về căn bệnh sỏi thận
- Sỏi thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không điều trị.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về sỏi – thận:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận là gì?
- Có thói quen nhịn tiểu (ít đi tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi.
- Có chế độ ăn uống kém lành mạnh: ăn mặn, tiêu thụ nhiều đạm động vật, uống nhiều trà, cà phê, rượu bia…
- Có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương người có bệnh cường tuyến cận giáp, các bệnh khác gây bế tắc đường tiểu như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh.
- Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cũng có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Cụ thể những người làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao dễ bị sỏi thận. vì cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
- Bên cạnh đó những người làm việc tiếp xúc với cadmium (công nhân chế biến kim loại, sản xuất sơn, pin ắc quy,…) và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Có mấy loại sỏi thận?
Có 4 loại sỏi thận:
- Sỏi canxi: đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường được hình thành từ canxi oxalat.
- Sỏi axit uric: loại sỏi thận này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, có thể xảy ra ở những người bị gout hoặc trải qua hóa trị.
- Sỏi struvit: thường gặp ở phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sỏi cystin: loại sỏi thận này rất hiếm gặp, xảy ra ở cả nam và nữ mắc bệnh rối loạn di truyền cystin niệu.
Triệu chứng của sỏi thận như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp
- Đau, khó chịu ở vùng thắt lưng, hông là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận.
- Đau, khó chịu vùng thắt lưng hông – vị trí phía dưới xương sườn. Đau có thể lan xuống vùng bụng dưới.
- Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hoặc đau rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Buồn nôn và nôn mửa
- Sốt và ớn lạnh
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: tiểu tắc từng lúc hoặc tắc hoàn toàn.
Cần làm gì khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ sỏi thận?
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sỏi thận, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt. Tại đây bác sĩ sẽ tìm hiểu về các triệu chứng người bệnh gặp phải và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang hệ tiết niệu, chụp CT…để kiểm tra chính xác xem có phải là do sỏi thận hay không. Dựa trên chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Điều trị sỏi thận như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước và vị trí của nó.
Trường hợp sỏi thận
>>>>>Xem thêm: Giải đáp u tuyến giáp lành tính có cần mổ không?
- Đột phá công nghệ trị sạch sỏi thận không cần mổ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã giúp hàng ngàn người thoát sỏi thận êm ái, nhanh chóng.
Trường hợp sỏi thận >2cm, người bệnh có thể được chỉ định tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ. Đây là phương pháp điều trị thay thế hoàn toàn cho mổ mở trước đây. Chỉ với 1 vết rạch nhỏ 5mm, các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào bên trong thận để tiếp cận với sỏi và làm tan nó thành từng vụn nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài. Sau tán, người bệnh nằm viện 2 – 3 ngày là đã có thể về nhà.
Sỏi thận có thể ngăn chặn được không?
Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sỏi thận bằng cách:
- Uống nhiều nước hàng ngày
- Ăn nhạt, giảm bớt đạm động vật
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalate, canxi có thể dẫn tới tạo sỏi
- Tập thể dục hàng ngày
- Khám sức khỏe định kỳ hằng năm
Nếu có thắc mắc về bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu và các phương pháp tán sỏi hoặc muốn đặt lịch khám thận – tiết niệu tại Hệ thống y tế Thu Cúc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.