Đau mắt hột là một bệnh lý sinh ra do sự nhiễm khuẩn và có khả năng lây lan thành dịch. Nếu như người bệnh không phát hiện ra những triệu chứng đau mắt hột và thăm khám cũng như chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới thị lực của mắt và làm tổn thương giác mạc. Những triệu chứng này là gì, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Những triệu chứng đau mắt hột không nên chủ quan
1. Thế nào gọi là bệnh mắt hột?
Đau mắt hột là một bệnh lý về viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Bệnh lý này có thể tiến triển thành mạn tính, rất dễ lây lan sang thành dịch nếu như chúng ta vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc thông qua việc dùng chung đồ vật với những người mắc bệnh.
Triệu chứng đau mắt hột điển hình nhất đó là xuất hiện các hột ở mắt. Bệnh có thể ngày càng diễn biến nặng lên và không có xu hướng giảm xuống nếu như không được điều trị. Các hột dần to lên và nổi bên trên bề mặt, các hột này có thể sẽ bị vỡ ra và tạo thành sẹo kết mạc. Sẹo nếu như ở mức độ nặng làm sẽ có nguy cơ khiến cho sụn mi bị ngắn lại và bờ bị mi lộn vào bên trong, gây phát triển các lông quặm.
Khi tình trạng lông quặm không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn, thủng giác mạc gây ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh hay thậm chí là mù vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có một số biến chứng do bệnh mắt hột gây ra cũng có khả năng làm ảnh hưởng tới thị lực như khô mắt, viêm bờ mi…
Đau mắt hột là một bệnh lý về viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra
2. Các giai đoạn phát triển và triệu chứng đau mắt hột
2.1 Những triệu chứng đau mắt hột
Mắt là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng sẽ khiến cho chúng ta cảm nhận được. Với đau mắt hột cũng vậy, những triệu chứng khi bị đau mắt hột khá là dễ nhận biết. Chính vì vậy, nếu như người bệnh phát hiện mình có một trong những dấu hiệu dưới đây thì hãy tới gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám càng sớm càng tốt.
– Mắt có cảm giác bị ngứa nhẹ và kích ứng ở mắt, mí mắt dần sưng lên, mắt bỗng nhiên ra nhiều ghèn hơn bình thường mà không phải do bạn vừa ngủ dậy chứa chất nhầy hoặc mủ.
– Mắt ngày càng bị nhạy cảm với ánh sáng và đau nhức hốc mắt. Nếu như, trong nhiều buổi sáng liên tiếp khi bạn thức dậy và mắt cảm giác vô cùng chói, hơi nhức khi tiếp xúc với ánh sáng mắt trời thì rất có khả năng mắt bạn đang gặp phải một số vấn đề bất lợi.
– Khi đau mắt hột, mô tuyến bôi trơn của mắt, bao gồm những tuyến sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng người bệnh bị khô mắt, làm bệnh thêm nặng.
– Xuất hiện tình trạng nhú gai và có hột, thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể xuất hiện ở kết mạc mi dưới, cùng đồ với kích thước không đều.
– Có sự xuất hiện một số màng máu tại giác mạc, màng máu cư trú ở lớp nông và phần trên của giác mạc. Có sẹo, lõm hột ở trên giác mạc.
Mắt có cảm giác bị ngứa nhẹ, mí mắt dần sưng lên, ghèn mắt ra nhiều hơn là một trong những triệu chứng đau mắt hột
2.2 Các giai đoạn phát triển khi bị đau mắt hột
Khi bị đau mắt hột, thông thường mắt sẽ trải qua 5 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, sẽ có khoảng ít nhất 5 hột nằm trên kết mạc sụn mi trên, hột phải có kích thước dao động từ 0,5 mm trở lên.
– Giai đoạn 2: Kết mạc sụn mi trên có dấu hiệu đỏ và sưng dày lên, đây là một trong dấu hiệu mắt của người bệnh đang trong tình trạng viêm nhiễm ở thể nhẹ.
– Giai đoạn 3: Sự viêm nhiễm mắt đầu chuyển biến nặng hơn và gây ra sẹo ở mí mắt bên trọng, các vết sẹo này có vạch trắng.
– Giai đoạn 4: Hình thành lông mi mọc ngược. Khi mắt đã hình thành nên sẹo, sụn mi sẽ ngắn lại và bờ mi bị lộn vào bên trong khiến lông mi khi phát triển sẽ thành mọc ngược. Lúc này, giác mạc của mắt sẽ phải chịu sự cọ xát của lông mi. Nếu như, đến thời điểm này người bệnh thăm khám sớm và điều trị kịp thời thì giác mạc khả năng cao vẫn được bảo toàn trọn vẹn chức năng của nó. Tuy nhiên, nếu như người bệnh không điều trị sớm thì những tổn thương tại giác mạc sẽ ngày càng nhiều dẫn đến viêm loét giác mạc và những hệ lụy nguy hiểm khác.
– Giai đoạn 5: Lúc này, giác mạc của người bệnh đã bị ảnh hưởng và viêm nhiễm nghiêm trọng, mang lại những cảm giác ngứa, rát và người bệnh có xu hướng đưa tay lên dụi mắt nhiều hơn. Đây cũng là tiến trình dẫn đến đục giác mạc làm thị lực suy giảm nghiêm trọng, nguy hiểm nhất đó là có thể dẫn đến mù lòa.
Tìm hiểu thêm: Loạn thị mắt là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết
Có 5 giai đoạn tiến triển khi bị đau mắt hột, nguy hiểm nhất đó chính là đục giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa
3. Phương pháp điều trị khi bị đau mắt hột là gì?
Việc điều trị đau mắt hột sẽ cần phải phụ thuộc vào triệu chứng của mắt như thế nào.
– Nếu như, mắt của người bệnh đang dừng lại ở tình trạng phát triển hột trong mắt thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi tra thuốc kháng sinh lên mắt, thuốc sẽ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp mắt được sạch sẽ và triệu chứng của bệnh theo thời gian sẽ dần suy giảm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh thì người bệnh cũng cần phải chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh cho mắt hằng ngày để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn. Tuyệt đối không nên sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác.
– Tuy nhiên, nếu như mắt của người bệnh đã xuất hiện viêm nhiễm và những sợi lông mọc ngược thì cần phải có sự tác động trực tiếp của bác sĩ, thông qua việc đột hoặc nhổ lông xiêu hoặc thực hiện phẫu thuật để làm bật lông mi ra ngoài trong trường hợp lông quặm.
Hãy thăm khám bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị đau mắt hột phù hợp
4. Làm thế nào để phòng bệnh đau mắt hột
Mặc dù đây là một dạng bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn và có nguy cơ làm suy giảm thị lực của người bệnh. Nhưng thật may mắn đây lại thuộc nhóm bệnh lý có thể điều trị được hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa để không làm phát triển bệnh.
Các phương pháp phòng ngừa đau mắt hột như sau:
– Nếu như bạn sống trong vùng có dịch bệnh mắt hột thì điều quan trọng nhất đó là cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đối với mắt, tập thói quen đeo kính khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt.
– Hạn chế tối đa việc dùng chung dụng cụ vệ sinh đối với người khác, bạn có thể thay bằng việc sử dụng khăn lau mặt hàng ngày bằng bông tẩy trang sử dụng một lần. Bởi với khăn lau mặt khi sử dụng lâu ngày cũng có khả năng tích trữ nhiều vi khuẩn.
– Cải thiện điều kiện sống xung quanh như là tạo nguồn nước sạch, diệt ruồi.
– Nước để vệ sinh cá nhân phải luôn là nước sạch.
– Nếu như phát hiện có những triệu chứng đau mắt hột như là đỏ, cộm… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra.
– Có thói quen thăm khám mắt định kỳ để phát hiện kịp thời những bệnh lý mà mắt đang gặp phải.
Hiện nay, chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là một địa điểm khám chữa bệnh uy tín, chất lượng được đông đảo người bệnh trên cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý về mắt nói chung là đau mắt hột nói riêng. Tại Thu Cúc TCI được trang bị những thiết bị máy móc tiên tiến bậc nhất như hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot, máy sinh hiển vi,… giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện được chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về giá tròng kính lão hiện nay
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Địa điểm điều trị bệnh lý về mắt uy tín, chất lượng nhất
Hy vọng rằng, thông qua bài viết về triệu chứng đau mắt hột này của chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu rõ được một cách tổng quát nhất và chính xác nhất về những vấn đề xoay quanh bệnh lý này. Có thể thấy rằng, đây không phải là dạng bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị được dứt điểm cho nên bạn không cần phải quá lo lắng nếu như vô tình mắc phải đâu nhé. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào nữa, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.