Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra với nhiều triệu chứng khó chịu và những biến chứng khó lường, có nguy cơ lây lan thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong tuần qua, cả nước ghi nhận gần 4 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk. Từ đầu năm đến nay, trên cả nước có gần 75 800 trường hợp mắc bệnh, 18 trường hợp tử vong.

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

1. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra do nguyên nhân nào?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là virus Dengue. Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau được ký hiệu lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trong đó, DEN-1, DEN-2 là chủng mắc phổ biến.

Thông thường bệnh nhân đã nhiễm chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng đó. Đây là lý do khiến những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời.

Tại Việt Nam, bệnh này có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

Dengue virus là nguyên nhân gây bệnh

2. Cách lây nhiễm

Virus Dengue truyền từ người bệnh sang người không bị bệnh qua đường muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian chủ yếu tuyền bệnh này ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành.

Loại muỗi này hoạt động vào ban ngày, chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi Aedes hút máu của bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ xâm nhập vào và ủ bệnh trong cơ thể muỗi trong thời gian khoảng 8 – 11 ngày. Khoảng thời gian sau đó, muỗi truyền bệnh cho người. Cụ thể qua vết đốt, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người và gây bệnh.

Khi virus vào cơ thể người sẽ tồn tại từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu người thì virus này được truyền cho muỗi.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết

Các triệu chứng của bệnh biểu hiện tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, thường gồm 3 giai đoạn chính:

3.1 Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh sốt xuất huyết

Thời kỳ ủ bệnh của virus thường khoảng 3 – 6 ngày. Cá biệt một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này thường đột ngột, bao gồm:

– Sốt cao

– Mệt mỏi rũ rượi

– Đau nhức đầu

– Đau sau hốc mắt

– Đau cơ vùng đau thắt lưng và/hoặc chân

– Da sung huyết

Một số trường hợp, có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau tức thượng vị, tiêu chảy…

3.2 Giai đoạn 2: Sốt Dengue

Thường diễn ra vào ngày thứ 3 – 7 sau khi nhiễm bệnh. Lúc này, người bệnh có thể đã giảm sốt hoặc vẫn còn sốt. Các triệu chứng nổi bật ở giai đoạn này gồm:

– Đau họng và đau bụng: Đây là những triệu chứng nổi trội ở trẻ em.

– Xuất huyết nhẹ: Biểu hiện với các chấm xuất huyết dưới da (thường xuất hiện ở mặt trước của 2 cẳng chân và mặt trong của 2 cánh tay, vùng bụng, đùi, mạng sườn); xuất huyết niêm mạc (chảy máu chảy máu mũi, lợi, kinh nguyện kéo dài,…); xuất huyết tiêu hóa,… Có thể ngứa hoặc không ở chỗ xuất huyết.

– Biểu hiện sốc: Sưng nề mi mắt, gan to, vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹp, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít…

– Biểu hiện suy tạng: Bệnh nhân có thể bị viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não,…

Tìm hiểu thêm: Những việc không nên làm khi bị gãy xương cánh tay

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

Xuất huyết dưới da là một trong những triệu chứng của bệnh.

3.3 Giai đoạn 3: Sốt xuất huyết Dengue

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có đồng thời biểu hiện hạ tiểu cầu (

Độ I: Không kèm theo chảy máu tự phát.

Độ II: Có kèm theo chảy máu tự phát.

Độ III: Huyết động không ổn định (mạch lăn tăn, huyết áp kẹp), tay chân bệnh nhân lạnh, tinh thần lú lẫn.

Độ IV: Biểu hiện sốc rõ rệt: không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mmHg.

4. Phương pháp chẩn đoán sốt xuất huyết

Ngoài biểu hiện lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm để tìm căn nguyên virus Dengue, gồm xét nghiệm số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và cô đặc máu.

– Xét nghiệm bạch cầu trong máu: Khi Dengue xuất huyết thường gây giảm bạch cầu. Nếu chỉ số bạch cầu, bạch cầu trung tính tăng thì có thể loại trừ Dengue xuất huyết.

– Xét nghiệm tiểu cầu: Đây là xét nghiệm cần làm ở bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ nhiễm virus Dengue. Chỉ số tiểu cầu của người bệnh càng giảm thì nguy cơ xuất huyết càng cao.

– Xét nghiệm cô đặc máu: Còn gọi là hematocrit. Nếu giá trị hematocrit tăng trên 20% so với bình thường thì bệnh nhân được chẩn đoán là có cô đặc máu.

5. Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Việc này thường diễn ra từ 7 – 10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên.

Bệnh có thể được điều trị tại cơ sở y tế hoặc điều trị tại nhà nhưng vẫn cần thăm khám để được kê đơn thuốc và hướng dẫn y tế chuẩn xác, giúp tăng hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi cho người bệnh. Một số lưu ý khi điều trị căn bệnh do Dengue virus:

5.1 Điều trị triệu chứng

– Nếu bệnh nhân sốt cao:

Hạ nhiệt bằng paracetamol, liều 10-15 mg/kg/lần, cách từ 4 – 6h giữa 2 lần uống. Tổng liều trong 24h không quá 60mg/kg cân nặng.

Tuyệt đối không dùng các loại thuốc như Aspirin, Analgin, Ibuprofen vì chúng có thể gây xuất huyết, toan máu.

Tìm cách nới lỏng quần áo và lau mát cho bệnh nhân bằng nước ấm.

– Trong quá trình điều trị, uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..), sử dụng nước cháo loãng với muối.

5.2 Lưu ý khi chăm sóc và theo dõi người bệnh mắc sốt xuất huyết

– Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng.

– Uống thuốc hạ sốt theo đúng đơn của bác sĩ.

– Cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, ăn ít một, tăng từ từ lượng ăn, uống nhiều nước.

– Không ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ vì như vậy dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

– Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ngày, lượng nước tiểu trong 24 giờ mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy,…

Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện kích thích, lơ mơ, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đại tiện ra máu, nôn ra máu, đi ngoài phân đen… cần gọi cấp cứu ngay.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị 

>>>>>Xem thêm: Sùi mào gà là bệnh gì?gặp ở cả nam và nữ giới

Khi bị bệnh, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi thân nhiệt và các triệu chứng.

6. Các biện pháp đơnn giản giúp phòng bệnh hiệu quả

– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc không cho muỗi sinh sôi

– Áp dụng các biện pháp ngăn sự sinh sản của muỗi: đậy kín các dụng cụ chứa nước, hạn chế các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), nuôi cá diệt lăng quăng…

– Diệt muỗi bằng bình xịt, thuốc muỗi, hương muỗi,…

– Tránh muỗi đốt bằng cách dùng màn chụp, mắc màn khi ngủ

– Phát hiện bệnh sớm bằng cách đến cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ

– Chăm sóc đúng cách khi mắc bệnh, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh

Hi vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết để chủ động phát hiện và phòng tránh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *