Bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đều là những bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có nhiều điểm tương đồng khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị chưa đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác nhau của hai loại bệnh này và hướng dẫn phòng ngừa bệnh.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn phân biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết
1.Tìm hiểu chung về bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét
1.1 Sốt rét là bệnh gì?
Sốt rét là bệnh gây ra do kí sinh trùng đơn bào Plasmodium và lây truyền thông qua muỗi Anophen ảnh hưởng lớn đến tế bào của người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng có thể hút chất dinh dưỡng từ tế bào máu và từ đó đẩy nhanh quá trình chúng phát triển.
Căn bệnh này thường bùng phát ở những khu vực có kí hậu nhiệt đới và hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp mắc và tử vong do bệnh. Những triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, nôn… Một số bệnh nhân cũng có thể kém hấp thu và chân sưng phù… sau khoảng 8-15 ngày ủ bệnh kể từ khi muỗi đốt.
1.2 Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue thông qua muỗi vằn cái mang bệnh. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến tế bào tiểu cầu và hồng cầu trong máu với những triệu chứng sau khoảng 4-13 ngày.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue thông qua muỗi vằn cái mang bệnh
Bệnh có thể khiến người mắc đau mỏi cơ khớp, sốt cao, phát ban, nôn ói… còn nếu diễn biến nặng có thể xuất huyết, hạ huyết áp đột ngột, suy tạng, tử vong…
Đa số muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết thường sinh sản vào mùa mưa ẩm, chủ yếu là tháng 7-11 và thường chúng có thói quen đốt người trong thời điểm ban ngày hoặc sáng sớm.
Thời điểm giao mùa hoặc mưa ẩm khiến muỗi phát triển và tấn công nhiều bệnh nhân, tình hình sốt xuất huyết có thể diễn biến phức tạp do đó bạn cần phòng ngừa sớm nguy cơ bệnh ngay từ ban đầu thông qua diệt muỗi tại nơi sống.
2. Hướng dẫn phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét
Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết có 8 điểm giúp người bệnh phân biệt như sau:
2.1 Tác nhân gây bệnh
Sốt xuất huyết lây truyền thông qua muỗi vằn Aedes Aegypti, chúng đốt người bệnh và mang virus Dengue gây xuất sốt huyết giữ ở tuyến nước bọt rồi lây bệnh cho người lành sau khi đốt. Muỗi vằn Aedes Aegypti thường hoạt động vào ban ngày.
Cũng là lây bệnh do muỗi nhưng sốt rét lây truyền bệnh bởi muỗi cái Anophen, chúng đốt người bệnh chứa virus sốt rét và truyền sang người lành. Loài muỗi này lại thường hoạt động vào ban đêm.
2.2 Nơi cư trú và bùng dịch phổ biến
Sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh mẽ ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bởi thời tiết nắng ẩm, mưa nhiều.
Trong khi đó, sốt rét gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực châu Á và một số khu vực châu Âu và Trung Đông.
2.3 Thời gian ủ bệnh
Sốt xuất huyết thường ủ bệnh khoảng 3 đến 14 ngày tình từ thời điểm bị muỗi đốt.
Tìm hiểu thêm: Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Sau khi bị muỗi vằn đốt, virus Dengue gây bệnh có thể trú ẩn trong cơ thể khoảng 3-14 ngày
Đối với sốt rét thời gian ủ bệnh thường lâu hơn là từ 10-15 ngày tính từ thời điểm bị muỗi đốt.
2.4 Phương thức truyền bệnh
Sốt xuất huyết có thể lây truyền thông qua vết chích của muỗi vằn cái. Đây cũng là phương thức lây nhiễm chính của bệnh.
Trong khi đó, bệnh sốt rét có thể lây truyền qua muỗi Anophen, kim tiêm nhiễm virus hoặc đường truyền máu.
2.5 Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết qua triệu chứng của bệnh
Theo đó, những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết bao gồm: sốt đột ngột, đau đầu, đau hốc mắt, ăn uống kém, chảy máu lợi, phát ban(thường ở tay và chân)…
Đối với sốt rét, người bệnh có thể sốt, ớn lạnh, nôn, ho khan, toát mồ hôi, ngất xỉu…
2.6 Vắc xin phòng chống bệnh
Hiện nay chưa có vắc xin sốt xuất huyết được sử dụng tại Việt Nam, cách duy nhất phòng bệnh là bạn cần tránh để muỗi đốt, uống nhiều nước và điều trị ngăn chặn biến chứng bệnh.
Mặc dù cũng chưa có vắc xin nhưng bệnh sốt rét có nhiều loại thuốc phòng chống như: Chloroquine, Hydroxychloroquin, Mefloquine…
2.7 Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết thông qua các biến chứng bệnh
Cả sốt xuất huyết và sốt rét đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Những biến chứng khác nhau của hai căn bệnh này bao gồm:
Sốt xuất huyết khi diễn biến nguy hiểm có thể gây biến chứng như: viêm phổi, viêm tim, xuất huyết cơ quan, suy đa tạng…
Những nguy cơ biến chứng từ sốt rét bao gồm: suy thận, ảnh hưởng tới chức năng gan, tích nước ở phổi, hạ bạch cầu…
2.8 Phương pháp chẩn đoán bệnh
Hiện nay sốt xuất huyết có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể. Sốt rét thường được chẩn đoán với những xét nghiệm hiển vi về hình ảnh của virus.
>>>>>Xem thêm: Những căn bệnh lây lan do muỗi bệnh nguy hiểm nhất
Bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc để biết được tình trạng bệnh của mình
3. Cách phòng ngừa sớm bệnh sốt xuất huyết và sốt rét
Cả bệnh sốt xuất huyết và sốt rét đều lây truyền qua muỗi do đó cách ngăn chặn bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy và loăng quăng để tránh muỗi đốt:
– Triệt phá những nơi sinh sản của muỗi, vệ sinh và đậy kín nơi chứa nước tránh muỗi đẻ trứng
– Thu gom và xử lý rác thải sạch sẽ khu vực sinh sống
– Mặc đồ dài tay và các trang phục màu sáng
– Ngủ trong màn dù ngày hay đêm
– Hợp tác với ngành y tế và chính quyền trong phun thuốc phòng muỗi, diệt muỗi
– Bổ sung đầy đủ vitamin D hỗ trợ cơ thể có sức đề kháng và miễn dịch tốt hơn
– Sử dụng công cụ để chống muỗi như: xịt muỗi, vợt điện, kem chống muỗi, lưới chống muỗi…
– Nếu nhà có người mắc bệnh thì cần có những phương pháp phù hợp tránh lây cho người khác.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp 8 điểm khác biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết bạn cần lưu ý. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và có phác đồ điều trị chuẩn xác, bạn hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm sàng lọc và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.