Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc ung thư ở nam giới cao hơn nữ giới tới 60%. Nhưng chỉ 40% ca bệnh được chữa khỏi do phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc tầm soát ung thư cho nam là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Bạn đang đọc: Giải đáp băn khoăn về việc tầm soát ung thư cho nam giới
1. Các bệnh ung thư phổ biến với nam giới
Trên thế giới hiện có khoảng 23 triệu người đang chống chọi với ung thư và ngày càng gia tăng. Riêng với nam giới, nguyên nhân tử vong phần lớn do căn bệnh ung thư gây nên. Có thể kể tới một số loại ung thư điển hình sau:
1.1.Ung thư phổi
Đây là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chiếm tới 12,4% trong số các loại ung thư. Tác nhân gây bệnh chính là thuốc lá, ảnh hưởng song song lên cả người hút chủ động và thụ động (người hít khói thuốc lá). Ung thư phổi có biểu hiện không rõ ràng dễ khiến người bệnh chủ quan không kiểm soát kịp thời, nhưng tỷ lệ tử vong vô cùng cao.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay ở nước ta
1.2. Ung thư gan
Do thói quen đi nhậu, tiếp khách, nam giới dễ mắc ung thư gan hơn so với phụ nữ. Tính phổ biến của ung thư gan chỉ đứng sau ung thư phổi, tiềm ẩn với người nghiện rượu, người có tiền sử bệnh về gan. 90% người mắc ung thư gan có tiền sử mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C.
1.3. Ung thư đại trực tràng
Căn bệnh này chủ yếu gặp ở người trên 50 tuổi, người béo phì, có chế độ dinh dưỡng không khoa học, lười vận động,… Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng giảm mạnh qua từng giai đoạn, nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn chỉ còn 11%. Do vậy, việc tầm soát và chữa trị sớm vô cùng quan trọng giúp tăng khả năng khỏi bệnh và tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
1.4. Ung thư tuyến tiền liệt
Mỗi năm có khoảng 1300 ca mắc mới u tuyến tiền liệt, và 2/3 ca trong số đó tử vong. Ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu gặp ở nam giới sau 50 tuổi, tăng cao hơn với nam giới các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của tế bào tuyến tiền liệt tạo thành khối u xâm lấn mô xung quanh tới khi di căn. Tin đáng mừng là căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Ung thư tuyến tiền liệt dễ di căn tới xương
1.5. Ung thư tuyến tụy
Đây là căn bệnh khá hiếm gặp ở nam giới, tỷ lệ mắc cao ở người béo phì, viêm tuyến tụy, tiểu đường và bệnh sử người thân trong gia đình mắc bệnh. Triệu chứng bệnh lý mờ nhạt, không thể cảm nhận bình thường, và tỷ lệ tử vong cao là những gì miêu tả về ung thư tuyến tụy. Do vậy, nam giới cần có lịch kiểm tra tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát.
1.6. Ung thư miệng
Ung thư miệng xảy ra với nam giới từ 50-70 tuổi, là hậu quả từ quá trình dài dung nạp rượu bia, đồ uống cồn và chất kích thích. Bệnh có thể xuất hiện ở miệng, vòm họng, lưỡi, lợi,… Do đó, bên cạnh việc tầm soát định kỳ sức khỏe, nam giới cũng cần nghiêm khắc điều chỉnh lối sống sinh hoạt của mình để phòng ngừa bệnh.
1.7. Ung thư dạ dày
Những tổn thương ác tính ở niêm mạc dạ dày là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Trung bình cứ 100 nghìn nam giới sẽ có 23 người mắc phải. Đặc biệt, bệnh phát tán nhanh chóng, dễ di căn sang các cơ quan khác, làm suy giảm thể lực nhanh ở người bệnh. Do vậy cần được tầm soát sớm và theo dõi thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: 7 cách phòng bệnh ung thư vú phụ nữ nên làm ngay
Nam giới dễ mắc ung thư hơn nữ giới do thói quen sống thiếu khoa học
2. Tầm soát ung thư cho nam như thế nào?
2.1. Những ai cần thực hiện tầm soát ung thư cho nam?
Được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”, ung thư luôn là mối nguy hại rập rình bởi biểu hiện mờ nhạt, lây lan sâu rộng và di căn nhanh chóng. Ở nam giới, vấn đề ngày trở nên nghiêm trọng hơn khi thói quen sống buông thả, thiếu khoa học, chủ quan với sức khỏe bản thân. Trước tình hình đó, “cánh mày râu” cần có kế hoạch kiểm tra và tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần/năm nhằm phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu, đặc biệt với những đối tượng sau:
- Nam giới độ tuổi từ 50 trở lên: Tuổi tác càng cao thì hệ miễn dịch cơ thể càng suy giảm, cộng hưởng với lối sống thiếu khoa học trong thời gian dài dẫn tới dấu hiệu sinh sôi tế bào bất thường và chuyển hóa dần thành các khối u.
- Nam giới có lối sinh hoạt tiêu cực, sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ dầu mỡ, thiếu vận động khoa học dễ mắc ung thư phổi, gan,…
- Nam giới có tiền sử bệnh lý mắc các bệnh viêm gan, viêm dạ dày,…
- Người có bệnh sử người thân trong gia đình mắc ung thư
- Người có các triệu chứng bất thường kéo dài: Tiểu buốt, sút cân không lý do, đau bụng trường kỳ,…
Tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát
2.2. Quy trình tầm soát ung thư cho nam
Khác với khám định kỳ thông thường, bên cạnh những danh mục khám tổng quát, tầm soát định kỳ ung thư cho nam giới sẽ bổ sung các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu, tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý ung thư ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân cũng cần chia sẻ thông tin về những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình, chế độ sống và dinh dưỡng hiện tại, để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác, chỉ định thực hiện xét nghiệm phù hợp.
Sau bước khám lâm sàng tổng quát, bệnh nhân được thực hiện 2 loại xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u. Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, nhằm đánh giá chức năng của gan, thận, hệ thống lọc máu, đồng thời tầm soát các bệnh liên quan như viêm gan B, viêm gan C, thiếu máu,… Xét nghiệm chỉ điểm khối u thông qua định lượng nồng độ các chất đặc thù trong máu và tế bào (CEA, CA 19-9, CA 15-3,…) để tầm soát các loại ung thư như ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày, tuyến tiền liệt,…
Bước chẩn đoán hình ảnh gồm các phương pháp kỹ thuật như chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, nội soi để phát hiện sự tồn tại của khối u, sự phát triển bất thường của tế bào và tầm soát bệnh lý tạng…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào gây ung thư?
Chuẩn đoán hình ảnh trong gói tầm soát ung thư
3. Lưu ý khi tầm soát ung thư
Trước khi tiến hành thăm khám, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trước buổi khám 24 – 48h, không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích
- Không uống nước có ga, nước ngọt, không ăn đồ dầu mỡ, uống nhiều nước lọc từ 8-12h trước buổi khám
- Không ăn sáng trước khi khám
- Đi khám vào buổi sáng đem lại kết quả chính xác nhất
- Ngủ đủ giấc, thả lỏng, hạn chế stress
- Vệ sinh cơ thể để không cản tầm nhìn khám của bác sĩ
- Tránh mặc đồ có phụ kiện kim loại làm X-quang bức xạ, ảnh hưởng sức khỏe
- Nếu nam giới đang dùng thuốc tiểu đường, insulin cần dừng tạm thời trước 24h để kết quả xét nghiệm máu được chính xác.
Hy vọng qua những tổng kết trên đây, phái mạnh sẽ có cho mình câu trả lời chính xác nhất về vấn đề “tầm soát ung thư cho nam”, từ đó có kế hoạch khám sức khỏe – tầm soát ung thư hợp lý, khoa học.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.