Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân suy tim. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Cùng tìm hiểu về bệnh suy tim qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

1. Định nghĩa suy tim

Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay. Tình trạng tim suy yếu làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn và có thể gây khó thở, mệt mỏi cho người bệnh. Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị mắc căn bệnh này. Bệnh không được điều trị hiệu quả có thể chuyển từ dạng còn bù sang mất bù, rất khó kiểm soát và dễ gây tử vong.

Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

Theo thời gian hoặc ảnh hưởng của các bệnh lý, tim có thể bị suy giảm hoạt động và chức năng.

2. Tim suy yếu do nguyên nhân nào?

2.1 Nguyên nhân gây suy tim

Tim được chia làm hai phần gồm: tim phải (với nhĩ phải, thất phải) và tim trái (với nhĩ trái, thất trái). Nếu một trong những phần tim này bị tổn thương hoặc suy yếu thì đều có thể gây suy giảm hoạt động và chức năng của tim.

Bệnh suy tim thường là hậu quả của nhiều vấn đề tim mạch như:

– Tăng huyết áp

– Bệnh lý mạch vành: Gồm hội chứng mạch vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim…

– Hẹp van tim: Tiêu biểu là hẹp van động mạch chủ, hẹp van 2 lá…

– Hở van tim: Gồm bệnh hở van hai lá, bệnh hở van động mạch chủ…

– Bệnh tim bẩm sinh: Điển hình là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch,…

– Rối loạn nhịp và tần số tim: Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm…

– Bệnh cơ tim giãn

– Tiền sử có rối loạn về di truyền, tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Các tổn thương hoặc bệnh lý khác khiến tim yếu đi gồm:

– Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường

– Tổn thương các cơ quan do thuốc hoặc nhiễm độc

– Các tác nhân gây nhiễm trùng, thường gặp nhất là virus

2.2 Các yếu tố nguy cơ gây suy tim

Một số yếu tố thúc đẩy khiến suy tim khởi phát hoặc trở nặng bao gồm:

– Ăn quá nhiều muối

– Bỏ thuốc, uống không đều, giảm liều thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

– Rối loạn nhịp (nhanh, chậm)

– Tình trạng thiếu máu hay nhiễm khuẩn

– Dùng các thuốc chẹn canxi (verapamil, diltiazem), chẹn beta, kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol);

– Lạm dụng rượu và các chất kích thích

– Mang thai

Tìm hiểu thêm: Xử trí khi có cơn đau thắt ngực

Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

Tim suy yếu có thể gây các triệu chứng khó chịu, trong đó có khó thở.

3. Biểu hiện suy tim

– Khó thở: Khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh. Người bệnh thường khó thở khi gắng sức, thậm chí họ phải ngồi dậy để thở và thường kèm theo ho.

– Giảm khả năng hoạt động thể lực: Khi tim suy yếu, hoạt động thể lực có thể bị giảm từ mức độ nhẹ đến nhiều, người bệnh dễ mệt và yếu sức.

– Phù chân: Tình trạng phù có thể xảy ra ở hai chân hoặc ở mặt khiến mặt có cảm giác nặng.

– Hồi hộp, đánh trống ngực: Triệu chứng này thường xảy ra khi gắng sức.

– Gan to, có dịch trong ổ bụng: Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn nặng.

Theo Hội Tim mạch New York (NYHA) bệnh suy tim có 4 mức độ:

Độ I: Bệnh nhân không bị hạn chế về thể lực, những vận động thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.

Độ II: Có hạn chế vận động thể lực nhưng ở mức độ nhẹ . Những vận động thể lực thông thường như lên cầu thang có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực. Các vấn đề này sẽ giảm khi nghỉ ngơi.

Độ III: Bệnh nhân cảm thấy khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng những vận động thể lực nhẹ cũng gây mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực. Do vậy, khả năng vận động bị hạn chế nhiều.

Độ IV: Người bệnh mất khả năng vận động thể lực, cảm thấy mệt, hồi hộp, khó thở xảy ra cả khi nghỉ hay vận động nhẹ cũng làm tăng triệu chứng. Người bệnh khó thở khi gắng sức, khi nằm và phải ngồi dậy để thở

4. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tim có bị suy yếu hay không, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, tiền sử gia đình, khám lâm sàng, có thể kết hợp một số phương pháp cận lâm sàng như:

– Điện tâm đồ ECG: Phát hiện tình trạng dày, giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim, block nhánh trái, bất thường các chuyển đạo trong thiếu máu cục bộ cơ tim.

– X-quang tim phổi: Quan sát hình ảnh bóng tim to, tình trạng sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi.

– Siêu âm tim thành ngực: Đánh giá chức năng thất trái, vận động vùng của tâm thất trái, phát hiện hở van tim, kiểm tra kích thước buồng tim, áp lực động mạch phổi, dịch màng tim, huyết khối.

– Holter điện tâm đồ 24 giờ: Theo dõi và đánh giá rối loạn nhịp.

– Chụp động mạch vành: Thường được chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân liên quan đến bệnh động mạch vành, khi thấy phân xuất tống máu thất trái giảm.

– Chụp MSCT động mạch vành: Xác định hoặc phân biệt bệnh động mạch vành, cấu trúc tim bất thường, bệnh màng ngoài tim.

– Chụp MRI tim: Thường dùng cho các trường hợp nghi suy tim là do bệnh cơ tim.

– Xét nghiệm máu và NT- Pro BNPL Giúp chẩn đoán nguyên nhân, tiên lượng bệnh và theo dõi điều trị.

Suy tim – Bệnh lý không thể coi thường!

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ và cách đề phòng đột quỵ hiệu quả

Chụp CT mạch vành có thể giúp kiểm tra khả năng hoạt động của tim.

5. Điều trị suy tim

Các phương pháp điều trị thường gồm thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo mức độ suy tim và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp.

5.1 Thay đổi lối sống

Hơn ai hết người bệnh suy tim cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch bao gồm các biện pháp:

– Bỏ thuốc lá, rượu bia

– Giảm cân một cách khoa hoc nếu thừa cân, béo phì

– Kiểm soát các chỉ số quan trọng như huyết áp, lipid, tiểu đường

– Hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn (

– Uống nước trong giới hạn hợp lý, than khảo thêm ý kiến bác sĩ

– Tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp

5.2 Thuốc điều trị

Trong điều trị suy tim, các bác sĩ thường phải kết hợp nhiều loại thuốc cùng nhau với các mục đích sau: tăng sức co bóp cơ tim, tăng đào thải muối và nước, giảm gánh cho tim, thuốc chống đông máu…. Các loại thuốc thường dùng là digoxin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, kháng vitamin K…

Các thuốc điều trị suy tim phải được kê bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và tuân thủ, theo dõi thường xuyên, người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều thuốc hay bỏ thuốc để tránh các tác dụng phụ và biến chứng, cũng như làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Các phẫu thuật như sửa van, thay van tim, phẫu thuật cầu nối chủ vành, can thiệp mạch vành, ghép tim sẽ được xem xét sử dụng khi tất cả các biện pháp khác không hiệu quả.

Nếu muốn tìm hiểu các phương pháp được Thu Cúc TCI áp dụng để chẩn đoán và điều trị suy tim, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *