Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết là bệnh có tiến triển rất nhanh với các triệu chứng nặng hơn theo từng giai đoạn. Sau khoảng thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao, khoảng 7-10 ngày sau chính là thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết.

Bạn đang đọc: Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

1. Khái quát chung về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết xuất hiện đa số ở những quốc gia ở vùng khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường hoành hành vào mùa mưa – mùa sinh sản của muỗi.

Bệnh có những diễn biến phức tạp với nhiều triệu chứng nguy hiểm như: sốt, nổi ban đỏ, xuất huyết, nôn, rối loạn tiêu hóa… Tác nhân gây nên tình trạng này là muỗi vằn. Muỗi vằn cái sẽ hút máu của người nhiễm bệnh, virus Dengue sẽ trú ngụ trong cơ thể muỗi khoảng từ 8 đến 11 ngày sau đó truyền cho người lành thông qua đốt.

Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết

2. Sốt xuất huyết trong bao lâu thì khỏi hẳn?

2.1 Thời gian để khỏi bệnh sốt xuất huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh, thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết là mối quan tâm hàng đầu. Tương tự như những loại bệnh truyền nhiễm khác thì sốt xuất huyết có thể ủ bệnh từ 3-14 ngày, bắt đầu sau 4-7 ngày kể từ khi muỗi vằn đốt.

Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng người bệnh, khả năng miễn dịch, cơ địa và cách điều trị của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên thông thường những triệu chứng không rõ ràng trong thời gian ủ bệnh.

2.2 Thời gian bao lâu khỏi bệnh sốt xuất huyết phụ thuộc vào thời điểm phát bệnh

Sau khi ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ chuyển thành giai đoạn phát bệnh khoảng 7-10 ngày cụ thể như sau:

– Giai đoạn sốt: Kéo dài thường khoảng 3-7 ngày. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau hốc mắt, buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, tiêu chảy…

– Giai đoạn nguy hiểm: Kéo dài trong khoảng 3-4 ngày và thường xảy ra sau ngày thứ 4-7 kể từ khi bị sốt. Những triệu chứng thường thấy giai đoạn này là: sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết ở dưới da, nổi các nốt ban đỏ ở chân tay, bụng, đùi, mạn sườn… Đồng thời bạn cũng có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân râng và đi tiểu ra máu; đây được coi là hiện tượng xuất huyết niêm mạc. Nặng nhất là tình trạng xuất huyết não, viêm gan, viêm cơ tim…

– Giai đoạn hồi phục: Khi đã qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân chuyển sang hồi phục sau khoảng 1-2 ngày. Thể trạng bệnh nhân lúc này tốt hơn, hết sốt, ăn nhiều, đi tiểu nhiều.

Sốt xuất huyết thường có diễn tiến rất nhanh và nặng dần. Thông thường, sau khoảng 7-10 ngày kể từ khi sốt cao, bệnh sẽ đỡ dần và khỏi hẳn ở người lớn.

3. Dấu hiệu sốt xuất huyết đã khỏi

Điều quan trọng người bệnh cần nhớ khi điều trị sốt xuất huyết là cắt sốt đồng nghĩa với khỏi bệnh mà đây mới là giai đoạn quan trọng với mức độ nguy hiểm cao.

Tìm hiểu thêm: Cách làm giảm đau quai bị sốt, đau đầu, đau cơ,

Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Sau khi hết sốt, người bệnh sốt xuất huyết cần cảnh giác theo dõi kĩ hơn tình trạng sức khỏe

Bởi để khỏi sốt xuất huyết, người bệnh cần phải trải qua những giai đoạn như sau:

– Cơ thể đỡ mệt: Sau khi sốt cao khoảng 2-3 ngày, người bệnh bước sang giai đoạn nguy hiểm khi cơ thể vẫn mệt mỏi. Thông thường sau khoảng 1 tuần nếu thấy cơ thể bớt mệt mỏi, ăn ngon miệng, đi tiểu nhiều… tức là cơ thể bạn đang hồi phục từ từ.

– Đi ngoài nhiều: Sốt xuất huyết khiến cơ thể mất nhiều nước, đa số bạn sẽ không thấy buồn tiểu khi bị sốt. Sau khoảng thời gian chữa trị dần dần bạn mới lấy lại cảm giác buồn tiểu, điều này chứng tỏ cơ thể bạn không còn bị mất nước. Đây là một dấu hiệu tốt.

– Không phát ban mới: Nốt xuất huyết dưới da có thể xuất hiện khi người bệnh bị sốt, chúng có thể lan ra nhiều vị trí và liên tục khiến người bệnh bị ngứa trong khoảng 3-4 ngày.

– Nốt xuất huyết mờ dần: Thời gian khoảng 2-3 ngày sau nốt xuất huyết sẽ mờ và giảm ngứa, điều này chứng tỏ bạn đã sắp khỏi bệnh.

4. Điều trị và phòng ngừa sớm bệnh sốt xuất huyết

4.1 Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó, điều trị căn bệnh này sẽ thông qua giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các bước điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa lây lan cho người khác. Những việc quan trọng cần làm trong điều trị bệnh bao gồm:

– Tuyệt đối nghỉ ngơi khi mắc bệnh

– Hạ sốt với thuốc sau khi đã tham khảo bác sĩ chuyên khoa

Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

>>>>>Xem thêm: Người bị sốt xuất huyết cần tránh 4 sai lầm trong điều trị

Bạn nên tham khảo tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ trong quá trình điều trị sốt xuất huyết

– Bù nước với oresol.

Đồng thời, bạn cũng tránh một số việc dưới đây:

– Liên tục hạ sốt: Sốt do virus thường hạ rồi sẽ tăng trở lại nên cần tránh hạ sốt cấp tốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Tắm nước lạnh, ra nơi có gió lớn: Xuất huyết có thể kéo dài vài ngày do đó người bệnh nên ở nhà nghỉ ngơi, hạn chế ra gió và tắm lâu với nước lạnh khiến co mạch ngoài da và giãn mạch nội tạng.

– Sử dụng phương pháp dân gian chữa bệnh: Cạo gió, xông hơi… chưa được chứng thực hiệu quả nên nếu không có chỉ định bạn không nên tùy tiện sử dụng.

4.2 Phòng tránh sớm nguy cơ sốt xuất huyết

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần diệt trừ sớm tác nhân gây bệnh – muỗi vằn cái thông qua một số điều sau:

– Ngủ ở trong màn, bôi kem chống muỗi, dùng vợt muỗi, lưới chống muỗi…

– Giữ vệ sinh môi trường sống, loại bỏ những nơi đọng nước dễ trở thành nơi muỗi sinh sản

– Mặc quần áo dài tay

– Phun thuốc muỗi định kỳ để tránh muỗi sinh sôi và hoành hành lây truyền các bệnh lý nguy hiểm.

Hi vọng những thông tin về thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết trên đây đã giải đáp được thắc mắc và phần nào giúp cho bệnh nhân có được kiến thức tổng quan về các giai đoạn sốt xuất huyết.

Tóm lại, thời gian để mỗi người khỏi bệnh là khác nhau bởi tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu như thời gian điều trị của bạn quá ngắn hoặc quá dài so với thông thường. Bạn chỉ cần đảm bảo giảm dần triệu chứng và cơ thể khỏe khoắn trở lạivà đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm để hoàn toàn yên tâm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *